Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Ảnh] Dịp cuối tuần, người dân Hà Nội nô nức đi lễ chùa mùa Vu Lan

Kinhtedothi - Cứ đến ngày lễ Vu Lan (Rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm) nhiều người lại đến chùa Quán Sứ để cầu siêu cho những đã khuất. Đây được cho là ngày để con cái nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, ngay từ sáng sớm nhiều người dân trên địa bàn TP Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận đã có mặt từ sớm để vào chùa Quán Sứ thắp hương trong dịp Rằm tháng 7.
Được biết, ngày lễ Vu Lan (dịp Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm) được coi là ngày để con cái nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Vào ngày này, các phật tử thường làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích đức, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc, tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng…
Theo bà Nguyễn Thị Loan (Dịch Vọng - Cầu Giấy), năm nào cũng vậy cứ đến độ các ngày 11, 12 và 13  tháng 7 bà thường đến chùa Quán Sứ để làm lễ cho các cụ trong nhà.
 ''Hàng năm những ngày này nhà chùa tổ chức khả độ gia tiên cho các cụ trong thất tổ cửu huyền. Việc làm này giúp mình tinh tấn còn các cụ thì siêu sinh tịnh độ được lên tây phương cực lạc. Nó tốt cho cả mình và thất tổ cửu huyền. Ngoài ra bản thân cũng thấy nhẹ lòng...'' - bà Loan nói.
 Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng nhiều người dân đốt vàng mã dù đã được Giáo Hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo.
Theo quan niệm của nhiều người dân, ngày lễ Vu lan chính là dịp để mỗi người sống chậm lại, tạm gác lại những xô bồ, hối hả trong cuộc sống mà dành thời gian để tự ngẫm cũng như hướng lòng thành kính về đấng sinh thành, những người đã ban cho chúng ta cuộc sống trên cõi đời này.
Hoạt động phổ biến nhất là đến chùa thỉnh kinh với mong muốn những người đã khuất và chúng sinh được yên nghỉ, còn những người đang sống có sức khoẻ, hạnh phúc. 
Người dân đi lễ chùa không mâm cao cỗ đầy, mà chỉ chai nước, nén hương, ngói bánh, oản... thể hiện một lòng cung kính.
Ngoài việc đến chùa thỉnh kinh, mỗi gia đình đều chuẩn bị một mâm cơm cúng để dâng lên gia tiên, cúng phóng sinh cho các linh hồn để báo hiếu và tỏ lòng thành
Chính vì thế, ngày lễ Vu lan từ xưa đến nay đã trở thành ngày lễ mang nét đẹp nhân văn sâu sắc, ngày càng được bồi đắp, góp phần làm sáng đạo lý của dân tộc Việt Nam.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ