Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Apple bị kiện đòi bồi thường hơn 2.000 tỷ USD

Kinhtedothi - Một người đàn ông sống tại Mỹ đã gửi đơn kiện Apple, với cáo buộc Apple đã giữ lại chiếc iPhone của anh này và sử dụng 'tính năng đặc biệt' trên smartphone của anh để phát triển tính năng mới cho iOS.

Raevon Terrell Parker chính là người đàn ông kiện Apple với lý do trên. Theo AppleInsider, đơn kiện được nộp vào ngày 1/6 tại Tòa án Đông Missouri (Mỹ) với cáo buộc Apple giữ lại chiếc iPhone của Parker khi nó được sửa tại một Apple Store vào tháng 10/2018.
 Apple bị kiện đòi bồi thường hơn 2.000 tỷ USD. Ảnh minh họa
Parker đến Apple Store Saint Louis Galleria để sửa chiếc iPhone 7 bị lỗi. Dù nó đã được sửa, Parker nói rằng nhân viên cửa hàng đã "giữ lại sản phẩm bằng cách lừa dối nguyên đơn về việc chiếc điện thoại ấy có một tính năng mới lần đầu xuất hiện" bằng cách đề nghị đổi một chiếc iPhone mới cho anh.
Hồ sơ liên quan cho thấy Parker từng kiện Apple vì một số vấn đề xảy ra trên điện thoại như mất đi thiết lập cài đặt, "bị đặt lại mật khẩu" và tải lại một số giao dịch trên App Store.
Trong đơn kiện, Parker nói rằng "tính năng mới" bao gồm việc iPhone được thiết lập để "bỏ qua một số tùy chọn màn hình khởi động nhất định", cho phép iPhone "giao tiếp với thiết bị khác một cách nhanh và chính xác hơn".
Dòng chữ ghi đậm yêu cầu Apple bồi thường cho Parker vì anh là người "phát hiện ra tính năng Group FaceTime". Những tính năng trên được Parker cho là "hỗ trợ Apple trong việc tạo ra iOS 12", và anh nên được bồi thường vì iPhone của mình là chiếc điện thoại đầu tiên có chúng.
Năm 2019, Parker đã gửi đơn kiện lên tòa án và đòi iPhone bồi thường 1 nghìn tỉ USD, xem như tiền bản quyền cho các tính năng mới trên nền tảng iOS 12 được xây dựng dựa trên chiếc iPhone của mình.
Tuy nhiên, Apple sau đó đã thuyết phục thẩm phán rằng cáo buộc không có bằng chứng rõ ràng, khiến cho đơn kiện bị bác bỏ. Parker cho biết sau khi đơn kiện bị từ chối, anh cảm thấy nhục nhã, đau khổ và sốc đến nỗi phải nhập viện.
Do đó, với đơn kiện mới được nộp lên tòa án lần này, ngoài khoản bồi thường 1 nghìn tỉ USD ban đầu, Parker yêu cầu Apple phải bồi thường thêm 1 nghìn tỉ USD khác vì những “thiệt hại về tinh thần” mà anh đã phải hứng chịu.
Ngoài ra, Parker còn buộc Apple phải trả thêm 900 USD, xem như tiền “thuê” chiếc iPhone 7 của anh trong thời gian vừa qua. Tổng cộng, Parker yêu cầu Apple phải bồi thường cho mình số tiền 2 nghìn tỷ 900 USD.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá trị thị trường của Apple ở mức 1,45 nghìn tỉ USD, nghĩa là bán toàn bộ cổ phiếu của công ty cũng chưa đủ để trả số tiền mà Parker yêu cầu. Hiện Apple vẫn chưa đưa ra bình luận gì về vụ kiện nhằm vào phía mình.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ