Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bạc Liêu, nơi hội tụ tinh hoa di sản và khát vọng phát triển

Kinhtedothi – Đêm 27/11, hàng vạn người dân tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng đã hội tụ về Quảng Trường Hùng Vương tưng bừng tham dự lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.”

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Bạc Liêu được biết đến là một trong những cái nôi của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, quê hương bản Dạ cổ hoài lang của cố Nhạc sĩ Cao Văn Lầu “bất hủ” đặt nền móng cho sự phát triển của loại hình âm nhạc “vọng cổ” và nghệ thuật sân khấu cải lương.

Nhấn mạnh về Đờn ca tài tử Nam Bộ, Phó Thủ tướng khẳng định đây một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo được sáng tạo dựa trên dòng nhạc lễ, nhã nhạc cung đình và những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của dân ca miền Trung, dân ca miền Nam. Là loại hình nghệ thuật đặc sắc của Vùng miệt vườn sông nước Nam Bộ kết hợp tinh tế - hòa quyện giữa tiếng đờn, lời ca và điệu diễn. Phản ánh tinh hoa ngàn năm văn hiến của Dân tộc mang đậm nét cần cù, bình dị, chân thật, phóng khoáng, hào sảng, nghĩa hiệp, can trường nhưng rất đỗi nhân văn của những người con vùng đất phương Nam “Từ độ mang gươm đi mở cõi. Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.”

Một phần tư thế kỷ sau tái lập, Bạc Liêu đã dám nghĩ, dám làm khai thác hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của mình, duy trì mức tăng trưởng khá so với Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều năm tăng trưởng ở mức hai con số và nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thu nhập người dân tăng nhanh, đời sống tinh thần và vật chất của người dân không ngừng được cải thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được nhiều tiến bộ rõ nét. Quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu cho rằng, lễ hội là một trong những hoạt động ý nghĩa, thiết thực chào mừng kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu (01/01/1997 - 01/01/2022). Thể hiện sự nỗ lực của Bạc Liêu quyết tâm khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

Thông qua Ngày hội, Bạc Liêu mong muốn giới thiệu, quảng bá những nét đặc sắc về văn hóa, du lịch và tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Nhất là thu hút đầu tư, thu hút du khách đến với Bạc Liêu đẩy mạnh phát triển du lịch và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. 

Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu năm 2022 kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa với du lịch, tôn vinh giá trị bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác cách đây hơn 100 năm, vừa bảo tồn và lan tỏa Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu tại lễ khai mạc

Ngày Hội còn có sự góp mặt của nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh như: Ca Trù; Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên; Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ; Dân ca Quan họ; Hát Chèo; Đờn ca tài tử Nam Bộ ...  cùng với các loại hình nghệ thuật của đồng bào Khmer và người Hoa, tất cả sẽ cùng hòa điệu, để Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu năm 2022 thực sự trở thành nơi hội tụ tinh hoa của các miền di sản phi vật thể đại diện các vùng, miền trên cả nước.

Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu được tổ chức từ ngày 27 đến ngày 29/11/2022, với 14 hoạt động đa dạng, phong phú. Có sự tham gia góp sức của 25 tỉnh, thành phố trên cả nước trong các hoạt động như: Hội nghị Kết nối cung – cầu hàng hóa; Hội chợ Thương mại – Du lịch và sản phẩm Ocop; Ngày hội Tôm – Muối Bạc Liêu; Hội tụ tinh hoa di sản .v.v. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của hơn 500 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên của các Miền di sản cùng về tham dự; dự kiến Ngày Hội sẽ thu hút hơn 20 ngàn lượt du khách đến với Bạc Liêu tham quan, du lịch.

Bà Lê Thị Ái Nam, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy Bạc Liêu tham quan nơi trưng bày tranh Đông Hồ 

Đặc biệt, Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh có sự tham gia của hơn 500 đại biểu là Lãnh đạo Trung ương, các tỉnh thành phố và nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sau màn trình diễn nghệ thuật Văn hóa văn nghệ đặc sắc, người dân cũng đã được mãn nhãn với màn bắn pháo hoa nghệ thuật tại Quảng Trường Hùng Vương.

Bạc Liêu: Bác Sáu Dân sống mãi với Hồng Dân

Bạc Liêu: Bác Sáu Dân sống mãi với Hồng Dân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

04/02/2025 | 10:13

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng) lễ hội Chạy cày đã diễn ra tưng bừng tại làng Đan Trì, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là lễ hội cổ xưa mang ước vọng cho quê hương đất nước thanh bình, no ấm, người dân an cư, lạc nghiệp.

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

30/01/2025 | 06:07

Ông Đinh Công Su, thôn Đồng Vỡ, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho biết, người Mường có tiếng nói, không có chữ viết nên mỗi dịp Tết Nguyên đán là dịp người Mường truyền lại văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ