Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bài học lịch sử cần ghi nhớ

Kinhtedothi - Trong tuần qua, những cuộc họp mặt, hội thảo, mít tinh kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 liên tục được tổ chức. Từ đó, tạo cơ sở quan trọng để đúc kết bài học lịch sử, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang, quốc phòng toàn dân trong điều kiện hôm nay.

Như Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người tham gia từ đầu đến cuối cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, đánh vào những cứ điểm quan trọng ở miền Tây khi trao đổi với báo chí đã chia sẻ: Cuộc Tổng tiến công Mậu Thân rất quan trọng và tạo bước ngoặt lịch sử tiến tới thay đổi cục diện chiến tranh ở Việt Nam. T.Ư Đảng quyết định phải có một cuộc tấn công lớn, toàn diện để đánh bại và đánh nhụt ý chí của Mỹ, làm cho nước Mỹ rúng động, từ đó ngồi vào bàn đàm phán Hiệp định Paris. Nếu không có Hiệp định Paris thì cuộc chiến tranh ở Việt Nam còn kéo dài.
Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định, cuộc Tổng tiến công đã mang lại ý nghĩa chiến lược rất lớn và góp phần thay đổi cục diện chiến tranh nhưng cũng phải chịu nhiều mất mát. Đại tướng Phạm Văn Trà đã nói: "Sự hy sinh mất mát đó có thể là lịch sử trong các cuộc chiến tranh. Như đơn vị do tôi làm tiểu đoàn trưởng, khi vào đánh, quân số có tới 1.100 người, nhưng hết đợt bốn, quân số chỉ còn hơn 200 người. Tuy nhiên, tổn thất đó có ý nghĩa rất quan trọng việc giành thắng lợi toàn cục sau này. Cũng như Bác Hồ đã nói “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn thì cũng quyết giành cho được độc lập”.
 Các chiến sĩ phân đội 1 và 2 quân giải phóng Trị Thiên Huế nghiên cứu sa bàn chuẩn bị các phương án tác chiến trong chiến dịch (ảnh tư liệu).
Nói về vai trò của quân dân miền Nam trong cuộc Tổng tiến công này, Đại tướng Phạm Văn Trà khẳng định: Nếu không có sự ủng hộ, đồng lòng của Nhân dân thì trong Mậu Thân 1968 chúng ta không thể đánh được, vì mọi sự tiếp tế như súng đạn, lương thực đều đến từ Nhân dân.
Không có Nhân dân thì cách mạng không bao giờ thành công. Đó cũng là bài học được nhiều nhà nghiên cứu, nhân chứng lịch sử khẳng định. Như Đại tướng Lê Đức Anh - nguyên Chủ tịch nước, 50 năm trước, lúc đó ông đang đảm trách Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Miền. Ông đã chia sẻ, chỉ trong 24 giờ, toàn bộ hậu phương an toàn của kẻ địch với nhiều cơ quan đầu não như Dinh Độc Lập, Tòa Đại sứ Mỹ, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân, Tổng nha Cảnh sát, Đài Phát thanh Sài Gòn… bị tấn công đồng loạt. Cuộc tiến công táo bạo đã làm cho bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ và hơn 1 triệu quân sững sờ, choáng váng.
Đại tướng Lê Đức Anh cho biết, đòn tiến công Xuân Mậu Thân 1968 đã gây chấn động nước Mỹ, khắp nơi biểu tình chống chiến tranh. Mỹ quyết định chấm dứt leo thang chiến tranh, tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc và chấp thuận ngồi vào bàn đàm phán song phương với Việt Nam tại Paris. "Lực lượng biệt động là một sáng tạo về hình thức tổ chức lực lượng vũ trang của Đảng - gọn nhẹ, bí mật, linh hoạt, nằm trong dân, hòa với dân, thường xuyên hoạt động trong lòng địch... Với tinh thần dũng cảm vô song, lối đánh táo bạo và thông minh, sự hy sinh to lớn của lực lượng biệt động đã góp phần xứng đáng tạo nên hiệu quả chiến lược lớn của cuộc Tổng tiến công" - Đại tướng Lê Đức Anh nhận định.
Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, từ cuộc Tổng tiến công, bài học về lòng yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là mẫu số chung của người Việt Nam, là sức mạnh của dân tộc cần được phát huy trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước. "50 năm đã qua, thời gian đã phai mờ, thay đổi nhiều thứ, nhưng những giá trị lịch sử và bài học được đúc rút bằng xương bằng máu của biết bao cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 phải được thường xuyên ghi nhớ” - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ