Băng tần 5G có giá gần 13 tỷ đồng/Mhz
Kinhtedothi - Theo thông tin từ Cục Tần số, ngày 19/4 là ngày cuối cùng nhận hồ sơ tham gia đấu giá tần số 5G. Theo đó, giá khởi điểm là 12,88 tỷ đồng cho một MHz cho một năm được phép sử dụng.
Theo thông tin từ Cục Tần số (Bộ TT&TT), ngày 19/4 tới là từ thời điểm cuối cùng nhận hồ sơ để lựa chọn doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đấu giá tần số cho mạng 4G/5G.
Được biết, mức thu cơ sở đối với băng tần 2300-2400 MHz là 12.885.557.936 VNĐ/MHz/năm. Thời gian được phép sử dụng băng tần là 15 năm.
Lần tham gia đấu giá tần số này không chỉ có các doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ di động mà có thể có thêm nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nếu có đủ điều kiện. Như vậy, rất có thể thị trường di động sẽ xuất hiện thêm "người chơi" mới tham gia thị trường này và sử dụng công nghệ 4G và 5G.
Theo Nghị định 88/2021/NĐ-CP quy định các điều kiện tham gia đấu giá đối với doanh nghiệp đủ điều kiện được xem xét cấp giấy phép thiết lập mang viễn thông và đáp ứng các yêu cầu của cuộc đấu giá. Các yêu cầu này gồm: hoàn thành các nghĩa vụ tài chính trước đó với Nhà nước về viễn thông, tần số vô tuyến điện và yêu cầu triển khai mạng viễn thông do Bộ trưởng Bộ TT&TT xác định cụ thể với từng cuộc đấu giá. Yêu cầu triển khai mạng viễn thông bao gồm một hoặc một số nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định là: Số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện phải triển khai trong thời hạn 2 năm kể từ ngày được cấp giấy phép và cho đến hết thời hạn của giấy phép. Yêu cầu phủ sóng khi phát triển mạng viễn thông (cam kết theo từng năm đến hết thời hạn giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng đối với mật độ dân cư hoặc địa giới hành chính đến cấp xã). Doanh nghiệp phải cam kết chuyển vùng dịch vụ viễn thông di động mặt đất giữa các mạng tại các xã vùng sâu, vùng xa, xã nghèo, vùng được cung ứng dịch vụ viễn thông công ích và các tỉnh, thành phố theo tiêu chí do Bộ trưởng Bộ Bộ TT&TT ban hành.
Doanh nghiệp đã hoặc chưa được cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đều có thể nộp hồ sơ đề nghị Bộ Bộ TT&TT xét duyệt đủ điều kiện tham gia đấu giá. Doanh nghiệp trúng đấu giá, sau khi nộp đủ và đúng thời hạn tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện và tiền bảo đảm thực hiện giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật được cấp giấy phép sử dụng băng tần, giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400 MHz có thể triển khai mạng và dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ IMT-Advanced (4G) hoặc IMT-2020 (5G). Doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400 MHz theo nguyên tắc triển khai công nghệ nào (căn cứ hồ sơ đề nghị xét duyệt đủ điều kiện tham gia đấu giá), sẽ áp dụng yêu cầu triển khai mạng viễn thông với công nghệ tương ứng (IMT-Advanced/ IMT-2020).
Giới hạn tổng độ rộng băng tần thông tin di động, tránh thâu tóm, độc quyền
Kinhtedothi – Ngày 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
Băng tần cho 4G, 5G đã được phép đấu giá
Kinhtedothi - Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Việt Nam chính thức triển khai đấu giá sử dụng tần số vô tuyến điện mạng 4G và 5G.
Việt Nam đến khi nào thương mại hóa 5G?
Kinhtedothi - Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong thực hiện thí điểm và ứng dụng 5G. Tuy nhiên sau hơn 2 năm thực hiện, Việt Nam vẫn chưa thể thương mại hóa 5G diện rộng.