Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giới hạn tổng độ rộng băng tần thông tin di động, tránh thâu tóm, độc quyền

Kinhtedothi – Ngày 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, về quy định giới hạn tổng độ rộng băng tần thông tin di động một doanh nghiệp được cấp phép sử dụng, Ủy ban nhận định, băng tần dành cho thông tin di động là hữu hạn, nếu không giới hạn tổng độ rộng băng tần thông tin di động thì sẽ phát sinh hiện tượng doanh nghiệp thâu tóm lượng lớn tần số, có thể dẫn đến tình trạng độc quyền, làm giảm, thậm chí triệt tiêu tính cạnh tranh của thị trường.

Quy định giới hạn tổng độ rộng băng tần thông tin di động cũng được cấp phép với mọi doanh nghiệp, do đó không gây bất bình đẳng, không làm giảm sức cạnh tranh của thị trường và cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy báo cáo chỉnh lý Dự Luật. Ảnh: Quochoi.vn

Về phương thức cấp phép, Dự Luật bổ sung quy định nhằm tháo gỡ khó khăn trong thời gian qua: Thống nhất thu tiền cấp quyền với tần số vô tuyến điện có giá trị thương mại cao, áp dụng đối với cả 3 phương thức cấp phép là đấu giá, thi tuyển và cấp trực tiếp; làm rõ các trường hợp được áp dụng đấu giá, thi tuyển, cấp trực tiếp; giao Chính phủ quy định chi tiết xử lý các tình huống đặc thù của đấu giá trên cơ sở Luật Đấu giá tài sản; quy định về mức thu tiền cấp quyền đối với các trường hợp cấp phép thông qua đấu giá, thi tuyển, cấp trực tiếp.

Đối với vấn đề cấp lại giấy phép sử dụng băng tần, quy định tại Dự Luật đặt ra hai mốc thời gian: 3 năm là thời điểm xem xét doanh nghiệp có nằm trong diện được cấp lại hay không, để doanh nghiệp chuẩn bị các phương án kinh doanh mới; 6 tháng là thời điểm để doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép, cơ quan quản lý thực hiện các thủ tục, cấp giấy phép và thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Trong đó, khoảng thời gian xem xét cấp lại giấy phép cần bảo đảm đủ dài. Trường hợp không được cấp lại giấy phép, doanh nghiệp còn có thời gian để thực hiện chuyển đổi mạng lưới và khách hàng.

Thảo luận về Dự Luật, đối với phương thức cấp phép tần số, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề nghị cần làm rõ tiêu chí để áp dụng cho từng phương thức đấu giá, thi tuyển, cấp trực tiếp tần số.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Khẳng định băng tần là tài nguyên số có giá trị vô cùng to lớn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định, trong 13 năm qua chưa thể đấu giá, thi tuyển, chỉ thực hiện cấp tần số. Trong báo cáo đã đề cập một số giải thích vướng mắc, tuy nhiên chưa thể thuyết phục được Quốc hội, cần phải có sự nhìn nhận kỹ hơn về vấn đề này.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ nếu ban hành luật sửa đổi, bổ sung thì có gặp vướng mắc gì với các văn bản quy phạm pháp luật khác hay không. Bên cạnh đó, đối với sử dụng tần số vô tuyến điện được phân bổ riêng phục vụ quốc phòng, an ninh để kết hợp phát triển kinh tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận sâu sắc nhằm bảo đảm chủ quyền quốc gia, phù hợp với các quy định của pháp luật và cam kết quốc tế...

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, Dự Luật đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đề ra; đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp thu ý kiến thảo luận, tiếp tục rà soát, hoàn thiện Dự Luật xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách và cơ quan có thẩm quyền về một số nội dung còn ý kiến khác nhau trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ