Diễn đàn Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững 2023:
Báo chí là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước
Kinhtedothi - Chia sẻ tại Diễn đàn Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững, luật sư Nguyễn Sơn Tùng nhận định, báo chí là cầu nối giúp truyền tải những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp đến với cơ quan quản lý Nhà nước, giúp bảo vệ lợi ích của doanh nghiêp.
Theo luật sư Nguyễn Sơn Tùng (Công ty Luật Legal United Law, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại Sài Gòn), báo chí có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại - là cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước.
“Có những bài báo tưởng rằng chỉ đơn thuần trên giấy bút nhưng lại có sức ảnh hưởng vô cùng lớn. Thông qua đó, những khó khăn, tồn đọng trong chính sách phát triển kinh tế đến được “tai” của các cơ quan quản lý Nhà nước. Từ đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ có hướng xem xét, đánh giá, thẩm định, kiểm tra lại, giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi hơn, bảo vệ tốt cho lợi ích của doanh nghiệp”, luật sư Nguyễn Sơn Tùng nói.
"Ở chiều ngược lại, báo chí cũng chính là nguồn cung cấp các thông tin quan trọng về các chủ trương, đường lối và chính sách mới cũng như các quy định mới về luật pháp của Đảng và Nhà nước tới doanh nghiệp.", ông Nguyễn Sơn Tùng chia sẻ thêm.
“Có thể khẳng định, doanh nghiệp cần báo chí và báo chí cũng cần doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp cần báo chí để cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình, quảng bá sản phẩm, hàng hóa, xây dựng thương hiệu, giới thiệu dịch vụ của mình. Và báo chí cũng cần doanh nghiệp, vì doanh nghiệp là nơi để báo chí tác nghiệp, để phản biện các vấn đề xã hội cần. Hay nói khác hơn, mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp là sợi giây khăng khít, thắt chặt hợp tác, thậm chí trở thành đôi bạn đồng chí hướng, đồng hành luôn sát cánh bên nhau. Cả hai cùng cần nhau để song hành và đi tới đích, phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước và sự phồn vinh của xã hội” - luật sư Nguyễn Sơn Tùng nói.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm rất cơ bản, vẫn còn đó những góc khuất trong mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp. Đây cũng là lý do xuất hiện nhiều luồng ý kiến phiến diện trong xã hội về mối quan hệ song phương này.
Không chỉ ở Việt Nam, mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng vậy, đâu đó vẫn tồn tại những góc tối không thể tránh khỏi trong mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp. Dù không phổ biến nhưng trên thực tế, trong hoạt động báo chí vẫn còn những hành động theo kiểu các chiến dịch “truyền thông đen”, “truyền thông bẩn”, với hành vi lạm dụng vai trò nghề nghiệp, một số người làm báo tự cho phép mình quyền gây sức ép cho doanh nghiệp. Thậm chí, tung tin giả, gây nhiễu loạn thông tin, gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của doanh nghiệp...
Những trường hợp kể trên chỉ là vài “con sâu làm rầu nồi canh”, xảy ra ở những cá nhân cụ thể là nhà báo hoặc phóng viên khi tham gia hoạt động trong nghề nghiệp đã ảo tưởng về quyền lực, vượt qua hay bất chấp các quy định của pháp luật. Đó không phải là tiêu cực mang tính tập thể, có chủ ý của một tờ báo, nhóm tờ báo nào đó. Song, vô hình chung vẫn gây ra những điều tiếng không đáng có cho mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp.
“Cần sớm có giải pháp cụ thể để nhận diện, ngăn chặn, xử phạt nghiêm minh một số nhà báo "hai mặt", từ đó lành mạnh hóa môi trường báo chí, củng cố niềm tin của cộng đồng, của doanh nghiệp đối với đội ngũ người làm báo, cơ quan báo chí”, luật sư Nguyễn Sơn Tùng kiến nghị.
Rõ ràng, trong dòng chảy chung, báo chí cũng có những khó khăn, doanh nghiệp cũng có những rào cản của cơ chế, tâm lý, của nền tảng khác trong sự phát triển của mình. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, thì mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp là mối quan hệ mật thiết, tương duyên và những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp hiểu báo chí, chia sẻ với báo chí và ngược lại, phía nhà báo cũng phải hiểu được đời sống xã hội, trong đó doanh nghiệp là mắt xích, là thành tố hết sức quan trọng.
Đặc biệt, trong điều kiện thời đại mà lực lượng thông tin hùng hậu, phương tiện thông tin đa dạng và phong phú, chỉ cần một ấn nút thông tin có thể lan truyền đến toàn thế giới. Do đó, nếu thông tin đó là trung thực, tích cực thì sẽ tác động, kích thích sản xuất phát triển. Nhưng nếu tiêu cực thì có thể làm thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế và có thể bóp chết một doanh nghiệp. Vì vậy sự kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa báo chí và doanh nghiệp là không thể thiếu, là cách để đôi bên cùng phát triển và bảo vệ lẫn nhau.
Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023: Đi tìm nguồn thu ổn định
Kinhtedothi - Được tổ chức sáng nay (24/2) tại Bình Định, Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 là sự kiện thuộc chuỗi các hoạt động của Dự án Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024
Khai mạc Diễn đàn Báo chí-Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững 2023
Kinhtedothi-Chiều 5/6, Báo Kinh tế&Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí-Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững” năm 2023. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các Hội, Hiệp hội, các doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư…
Diễn đàn báo chí – doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững
Kinhtedothi - Chiều 5/6, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức Diễn đàn báo chí – doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững nhân dịp Kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.