Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bao giờ cử nhân hết thất nghiệp?

Kinhtedothi - Ngay trong những ngày đầu của năm 2017, câu chuyện hơn 202.000 người lao động trình độ cử nhân thất nghiệp lại được đem ra mổ xẻ.

Người thì đổ tại trình độ cử nhân không đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động: Tỷ lệ nguồn nhân lực cung vượt cầu hoặc cung - cầu không gặp nhau; người thì nói do biến đổi không ngừng của nền kinh tế, dẫn đến nhu cầu nhân lực thay đổi...
Nhưng không thể phủ nhận 2 nguyên nhân quan trọng liên quan đến GD&ĐT, đó là tư vấn hướng nghiệp chưa được chú trọng, chất lượng nguồn nhân lực không phù hợp với nhu cầu.
Có lẽ đây cũng chính là lý do chủ yếu để ngay từ những ngày đầu năm mới 2017, Bộ GD&ĐT phải tức tốc mở hội nghị đi tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học (ĐH) nhằm tăng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Phải nói rằng, ngành giáo dục đang đứng trước một thách thức rất lớn: Yêu cầu về chất lượng giáo dục cao nhưng các điều kiện để đảm bảo chất lượng và môi trường, cơ chế, thể chế nền kinh tế thị trường còn nhiều điều cần tranh luận. Vì thế, chính Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng thừa nhận, rất cần sự vào cuộc của toàn xã hội cũng như có các thể chế kèm theo; nhưng trước hết, Hiệu trưởng các trường phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo. Bởi để sản phẩm đào tạo ra đáp ứng yêu cầu xã hội, trong xu hướng giáo dục toàn cầu hiện nay, các trường ĐH có thể nhập giáo trình, chuyển giao công nghệ, mời giáo sư và giảng viên nước ngoài đến đào tạo. Đổi mới quản trị ĐH cũng là một yêu cầu bức thiết để các trường có thể thu hút giảng viên giỏi đến từ trong và ngoài nước.
Không phải ngẫu nhiên mà lãnh đạo nhiều trường ĐH đề xuất giải pháp, trong kỷ nguyên số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mỗi đơn vị cần có những hướng đi phù hợp. Các trường có thể đổi mới hình thức đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho từng cá nhân học tập theo kế hoạch riêng, đưa người học vào DN, tạo môi trường để phát triển năng lực cá nhân. Hiện nay, khi cơ cấu nghề thay đổi, các trường không nên tồn tại những ngành xã hội không cần. Thời gian đào tạo cũng nên được rút ngắn để người học tham gia vào thị trường lao động càng sớm càng tốt. Và một vấn đề vô cùng quan trọng quyết định sự thành công chính là tư vấn hướng nghiệp và phân luồng giáo dục. Trước mỗi mùa tuyển sinh, các trường không chỉ giới thiệu về những ngành nghề mình đào tạo có gì hay, hấp dẫn, mà phải tư vấn cho từng học sinh biết năng lực của họ có thể theo học ngành gì, bậc trình độ nào cũng như cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu nhân lực của xã hội sau 3 hoặc 4 năm nữa.
 Có lẽ đây cũng là những gợi ý cho bài toán thừa thầy thiếu thợ đang "nóng" đầu năm mới.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ