Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần “luồng xanh”

Kinhtedothi – Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

Nhiều vướng mắc

Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn. Từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, gắn với vai trò của các hợp tác xã, doanh nghiệp…

Tính đến hết tháng 12/2023, đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, trong đó có 11.056 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên; 29,9% sản phẩm 4 sao; 42 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao.

Trong khi, hoạt động bảo hộ SHTT được triển khai thực hiện là công cụ đắc lực để bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đem lại lợi nhuận kinh tế cho người sản xuất, hạn chế rủi ro trong sản xuất kinh doanh...

Bảo hộ SHTT là công cụ đắc lực để bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP.

Theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với quy định một trong những bắt buộc đối với sản phẩm đề nghị xét, công nhận 4 sao trở lên là phải có nhãn hiệu được đăng ký.

Mặt khác, việc không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP đồng nghĩa với việc chủ sở hữu sản phẩm đối mặt với rủi ro bị chiếm đoạt và vướng vào tranh chấp, thậm chí bị kiện do sử dụng nhãn hiệu của mình cho sản phẩm của mình.

Vụ việc tiêu biểu nhất không thể không nhắc đến là việc nhãn hiệu gạo ST24, 25 bị doanh nghiệp khác đăng ký tại Mỹ, Úc và Trung Quốc. Trước đó, rất nhiều sản phẩm OCOP gắn với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của Việt Nam đã bị các doanh nghiệp khác đăng ký tại thị trường nước ngoài như cà phê Đắc Lắc bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký tại một loạt các quốc gia trên thế giới thông qua hệ thống Marid, nước mắm Phú Quốc, kẹo dừa Bến Tre bị đăng ký tại Trung Quốc và rất nhiều nhãn hiệu khác như bánh phồng tôm Sa Giang, nước mắm Phan Thiết, cà phê Buôn Mê Thuột.... cũng đã bị mất thương hiệu tại các nước.

Tuy nhiên, Trưởng phòng Quản lý OCOP và Du lịch nông thôn (Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương) Đào Đức Huấn cho biết, nhận thức, sự quan tâm và năng lực của chủ thể OCOP về SHTT còn hạn chế. Cán bộ tham gia hội đồng đánh giá, phân hạng chưa đáp ứng được hết các yêu cầu của thực tiễn. “Dường như các doanh nghiệp, hợp tác xã không quan tâm gì đến SHTT. Họ không hiểu nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý và sử dụng nó như thế nào. Điều này đã dẫn đến khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thay đổi tư duy của chủ thể” – ông Đào Đức Toàn phản ánh.

Nói về thực trạng đăng ký bảo hộ SHTT của sản phẩm OCOP, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) Lê Huy Anh cho biết, năm 2023, Cục SHTT đã phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và Văn phòng Điều phối nông thôn mới các địa phương đánh giá thực trạng và nhu cầu bảo hộ quyền SHTT ở trong và ngoài nước cho các sản phẩm OCOP. Trong số 27 địa phương có công văn gửi Cục SHTT cho thấy, có 978 sản phẩm được công nhận 4 sao, trong đó chỉ có 62% sản phẩm đã được bảo hộ quyền SHTT, các sản phẩm còn lại đều đã nộp đơn đăng ký tại Cục.

Các sản phẩm đã được công nhận 4 sao nhưng chưa được bảo hộ quyền SHTT là các sản phẩm được công nhận từ trước năm 2023 khi Thủ tướng Chính phủ chưa ban hành Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 về Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Đẩy nhanh tiến độ xử lý đơn đăng ký

Để tạo thuận lợi cho các chủ thể OCOP đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, ông Đào Đức Huấn kiến nghị, cần xây dựng tài liệu hướng dẫn đăng ký bảo hộ và quản trị nhãn hiệu tại Việt Nam cho các chủ thể OCOP và tài liệu hướng dẫn đăng ký bảo hộ và bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu cho các chủ thể OCOP tại các thị trường: Đông Bắc Á, EU, Mỹ, Úc và New Zealand, Singapor, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Myanmar. Đề xuất nhiệm vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ trong nước và nước ngoài cho các chủ thể OCOP có sản phẩm đạt 4, 5 sao tại thị trường nước ngoài.

Bên cạnh dó, đề nghị Cục SHTT có sự ưu tiên, hỗ trợ các chủ thể OCOP rút ngắn thời gian thẩm định tđăng ký nhãn hiệu. Hỗ trợ các chủ thể OCOP đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài. Lồng ghép, hỗ trợ các chủ thể OCOP trong quản lý, phát triển thương hiệu cộng đồng.

Chia sẻ kinh nghiệm ở địa phương, Phó Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Quốc Hà cho biết, Hà Nội đã có 198 trên 307 sản phẩm OCOP của cộng đồng được hỗ trợ bảo hộ, đạt 64,5%. Thành phố đã triển khai 73 nhiệm vụ thuộc chương trình phát triển tài sản trí tuệ. Hà Nội xác định triển khai công tác quản lý Nhà nước về SHTT phải đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo.

Ông Nguyễn Quốc Hà cũng đề nghị Bộ KH&CN tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn và xây dựng cơ chế, chính sách về định giá tài sản trí tuệ, bởi đây là một những yếu tố quan trọng của quá trình thương mại hóa và chuyển giao công nghệ, tài sản trí tuệ. Đồng thời tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, tăng cường phối hợp với địa phương trong xử lý xâm phạm quyền SHTT...

 

Các địa phương có yêu cầu liên quan đến OCOP thì gửi trực tiếp đến Cục SHTT. Cục sẽ cố gắng dành nguồn lực tạo “luồng xanh” giải quyết sớm để không ảnh hưởng đến các sản phẩm OCOP 4 sao của các địa phương. (Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ Bộ KH&CN Lê Huy Anh )

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Huy Anh khẳng định, Cục SHTT trong thời gian qua đã rất nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ xử lý các đơn đề nghị bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Năm 2023, khối lượng xử lý đơn đã tăng lên hơn 10% so với năm 2022. Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra, điều này đã dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

Giải pháp được ông Lê Huy Anh đưa ra đó là tạo “luồng xanh” cho các đơn liên quan đến sản phẩm OCOP cũng như một số nhu cầu cấp bách khác của địa phương.

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tràn lan, làm gì để ngăn chặn?

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tràn lan, làm gì để ngăn chặn?

Hoạt động quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ phải đổi mới

Hoạt động quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ phải đổi mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng kinh doanh mới và bước chuyển mình cho doanh nghiệp Việt

Xu hướng kinh doanh mới và bước chuyển mình cho doanh nghiệp Việt

18/01/2025 | 10:26

Sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành bán lẻ với xu hướng đa kênh, thanh toán không tiền mặt và ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến. 59% nhà bán hàng rất lạc quan về tình hình kinh doanh năm 2025 và muốn mở rộng kinh doanh thay vì tiết kiệm chi phí.

Khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc

Khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc

09/01/2025 | 17:35

Kinhtedothi – Ngày 9/1, tại khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) Công ty J&T Express Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa J&T Express Hà Nội. Đây là trung tâm trung chuyển lớn nhất của đơn vị này tại khu vực miền Bắc.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ