Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bão số 4 di chuyển nhanh hơn dự báo, sẽ có tác động đến tận Cà Mau

Kinhtedothi - Theo dự báo, do tương tác của bão số 4 với hoạt động của gió mùa Tây Nam kết hợp với triều cường, sẽ tác động đáng kể đến khu vực bờ biển Tây các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau đang bị sạt lở.

 Vị trí và đường đi của bão số 4
Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thông tin, vào hồi 16h ngày 29/8, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, ngay ở phía Nam đảo Hải Nam, cách đất liền các tỉnh Nghệ An - Quảng Trị khoảng 300km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 - 90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.
Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20km, từ sáng sớm đến trưa mai (30/8) đi vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16h ngày 30/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (40 - 60km/giờ), giật cấp 9.
Từ nay đến 31/8, ở các tỉnh Trung Bộ có mưa to đến rất to; từ ngày mai đến ngày 2/9 ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; từ nay đến ngày 1/9 ở Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, Bắc Tây Nguyên mưa rất to.
Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết thêm, mưa lớn tập trung ở Thanh Hóa - Huế với tổng lượng mưa từ 200 - 400mm. Lũ cao nhất có khả năng lên BDD2-3 ở thượng lưu sông Mã, sông Cả. Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Trung Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Đặc biệt là Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Đáng chú ý, càng về gần bờ bão số 4 di chuyển với tốc độ nhanh hơn so với dự báo. Bên cạnh đó, bão số 4 không những gây sóng lớn ảnh hưởng tới khu vực ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung bộ mà ảnh hướng tới khu vực Nam Trung Bộ. Đặc biệt, do tương tác của bão với hoạt động của gió mùa Tây Nam kết hợp với triều cường sẽ tác động đáng kể đến khu vực bờ biển Tây các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau đang bị sạt lở. Rút kinh nghiệm ở cơn bão số 3, nên các địa phương cần chú ý chủ động công tác phòng chống với khu vực này.
Để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ sau bão, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT đề nghị: Các địa phương và các Bộ, ban ngành cần nghiêm túc thực hiện Công điện số 13/CĐ-TWPCTT ngày 28/8/2019 của Ban chỉ đạo về ứng phó bão số 4. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục thường xuyên theo dõi, thông tin kịp thời, chính xác diễn biến của bão, cảnh báo mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất.
Tại các khu vực neo đậu, các địa phương cần tập trung kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn để đảm bảo an toàn tàu thuyền; tuyệt đối không để người dân ở lại trên các phương tiện, tàu thuyền, lồng bè. Đối với dân cư vùng thấp trũng, vùng xung yếu, khu vực nguy hiểm cần tổ chức sơ tán, di dời đảm bảo an toàn. Đặc biệt lưu ý tại đoạn sông Gianh, Quảng Bình. Thường xuyên tổ chức trực ban, theo dõi, cập nhật tình hình để kịp thời tham mưu công tác chỉ đạo ứng phó.
Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng phối hợp với các lực lượng và địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình tàu thuyền tiếp cận bờ an toàn. Đối với các tàu chưa liên lạc được, yêu cầu địa phương phối hợp với Bộ đội biên phòng và đặc biệt là gia đình để tiếp cận, nắm thông tin để có phương án hỗ trợ kịp thời. Kiên quyết nhắc nhở, đảm bảo an toàn cho ngư dân và khách du lịch đặc biệt trong dịp nghỉ lễ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ