Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.

Việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách để mang lại môi trường, cảnh quan, văn hóa, bảo vệ sức khỏe Nhân dân theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 111-TB/VPTW ngày 3/12/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng.

Trước mắt, UBND TP Hà Nội cần triển khai ngay Dự án bổ cập nước sông Tô Lịch nhất là khi 100% nước thải dọc theo dòng sông được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và nước sau thu gom, xử lý không được trả lại về sông Tô Lịch. Việc chuyển nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch cần được thực hiện đồng thời với rà soát các quy hoạch có liên quan, thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu gom toàn bộ nước thải dọc theo các sông, kiểm soát nước mưa, chỉnh trang đô thị, cải tạo cảnh quan hai bên sông, phát huy hiệu quả kinh tế, văn hóa, môi trường.

Căn cứ vào quy định khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020; khoản 15 Điều 4 và khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư công năm 2024, UBND TP Hà Nội có đầy đủ thẩm quyền để quyết định và thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp thuộc cấp mình quản lý. UBND TP Hà Nội quyết định và thực hiện dự án theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Trường hợp áp dụng trình tự thủ tục thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp, UBND TP Hà Nội chỉ đạo các Sở, ngành hoàn thiện phương án kinh tế - kỹ thuật đảm bảo hiệu quả kinh tế, tính bền vững của công trình, không để xảy ra thất thoát lãng phí tài sản công và ngân sách nhà nước.

Về giải pháp và công nghệ, Phó Thủ tướng lưu ý cần nghiên cứu phương án lắng, lọc nước sông Hồng để giảm lượng phù sa bồi lắng, sử dụng hiệu quả nguồn nước sau khi đã được xử lý, trong đó có phương án cấp nước trở lại sông Tô Lịch thay cho phương án chuyển ra sông Hồng. Nghiên cứu đánh giá tác động, có giải pháp bảo đảm an toàn các công trình hạ tầng kỹ thuật tại khu vực lấy nước và dọc theo tuyến có công trình đi qua.

Phó Thủ tướng giao các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường theo chức năng quản lý nhà nước được phân công chủ động phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ UBND TP Hà Nội sớm hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đê điều, xây dựng, tài nguyên nước, môi trường,… triển khai thực hiện dự án bảo đảm mục tiêu, tiến độ, theo đúng quy định của pháp luật.

Về phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, trước đó TP Hà Nội đã thống nhất phương án tuyến ống dẫn nước từ cống qua đê đi hướng đường Võ Chí Công đưa nước vào đầu sông Tô Lịch tại vị trí cống qua đường Hoàng Quốc Việt.

Hà Nội sẽ xây dựng trạm bơm công suất 3-5m3/s tại bãi sông Hồng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) gồm trạm bơm, bể hút, trạm biến áp, nhà quản lý vận hành. Nước từ trạm bơm, theo đường ống đi dọc đường nội bộ trong vùng bãi sông, xuyên qua đê sông Hồng (gầm cầu Nhật Tân, đường An Dương Vương).

Tại đoạn xuyên qua đê dài khoảng 45m, thành phố sẽ cho đào mở đê, xây dựng cống hộp và lắp đường ống bên trong cống hộp.

Trên tuyến Võ Chí Công có bố trí đầu chờ chia nước để theo tuyến ống dẫn nước đi theo ngõ 685 Lạc Long Quân (khu vực Lotte Mall Tây Hồ) và ngõ 612 Lạc Long Quân vào hồ Đầm Bảy xử lý trước khi vào hồ Tây.

Về giải pháp kỹ thuật, Hà Nội dự kiến lưu lượng bổ cập nước cho sông Tô Lịch và hồ Tây là 3,0m3/s; kích thước đường ống dẫn nước đường kính D1200 (bố trí 2 đường ống thép, 1 ống dự phòng có đường kính D1200 đặt trong hộp bằng bê tông cốt thép); dự kiến đặt 3 đập dâng tại vị trí Cống Mọc, cầu Dậu và vị trí trước ngã ba sông Tô Lịch - sông Kim Ngưu. Hà Nội cam kết hoàn thành dự án trước tháng 9.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ