Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bất chấp Covid-19, TP Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 180.500 lao động

Kinhtedothi – Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, song năm 2020, toàn TP Hà Nội tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp (GDNN) vượt chỉ tiêu; giải quyết việc làm cho 180.578 lao động. TP Hà Nội đã xây dựng giải pháp từ xa để chống thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội.

 Sáng 11/1/2021, Bộ LĐTB&XH tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2021. Đến dự và chỉ đạo hội nghị ở đầu cầu Trung ương có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Tham dự đầu cầu Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Bạch Liên Hương.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đã có bài tham luận về công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo đó, năm 2020, TP Hà Nội cũng như cả nước chịu sự tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19 gây ra. Hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều chịu ảnh hưởng; nhiều DN phải cắt giảm lao động dẫn đến người lao động (NLĐ) bị thiếu việc làm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập và đời sống của Nhân dân.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết: TP Hà Nội thực hiện một số pháp thúc đẩy gắn kết giáo dục nghề nghiệp với DN, phát triển thị trường lao động. Ảnh: Oanh Trần.
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động trực tiếp, gây nhiều khó khăn cho việc triển khai các chính sách về lao động, người có công và xã hội trên địa bàn TP. Song, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND TP và sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành LĐTB&XH, các chỉ tiêu nhiệm vụ của ngành vẫn đạt tích cực, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đã đề ra. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tuyển sinh được 215.000 lượt người, đạt 102,4% kế hoạch.
Toàn TP giải quyết việc làm cho 180.578 lao động,  đạt 116% kế hoạch. Đồng thời đưa 2.571 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Giải quyết việc làm cho 7.400 lao động qua hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 13.930 lao động được tuyển dụng thông qua hệ thống sàn giao dịch việc làm; tự tạo việc làm qua tư vấn, giới thiệu việc làm 114.840 lao động.
Năm 2020, hầu hết các cơ sở GDNN đều có hợp tác với DN với nhiều nội dung và hình thức phối hợp đa dạng. Các DN đã tiếp nhận 52.126 học sinh, sinh viên (HS, SV) đến thực hành, thực tập; 229 DN đặt hàng đào tạo với 12.320 người; tuyển dụng 16.177 HS, SV vào làm việc ngay sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, các DN hỗ trợ trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đào tạo cho các cơ sở GDNN với kinh phí: 8.143.600.000 đồng.
 Giờ học thực hành của học sinh trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội.
Từ thực trạng công tác đào tạo nghề gắn với dạy nghề trên địa bàn TP, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đã nêu ra một số các pháp thúc đẩy gắn kết GDNN với DN, phát triển thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay của TP Hà Nội.
Về giải pháp thúc đẩy gắn kết đào tạo nghề với DN để giải quyết việc làm, TP Hà Nội tăng cường tuyên truyền để các DN thấy được lợi ích của việc gắn kết, huy động sự vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội để làm rõ các lợi ích từ việc cộng tác giữa cơ sở GDNN với DN đối với chất lượng lao động qua đào tạo cũng như giải quyết việc làm sau đào tạo.
Bên cạnh đó là xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động một cách chính xác khoa học và đầy đủ nhằm gắn kết đào tạo và sử dụng lao động, dự báo sự thay đổi của thị trường lao động…để các cơ sở có hoạt động GDNN có được số liệu tổng quan về nhu cầu của DN trước mắt và lâu dài. 
TP Hà Nội áp dụng công nghệ để xây dựng hệ thống kết nối cung và cầu đào tạo trong toàn hệ thống (nhà trường - DN – HS, SV) để giải quyết được cung - cầu lao động; sử dụng Quỹ chống thất nghiệp để đào tạo cho NLĐ đang làm việc trong các DN, hoặc đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động. Đây là giải pháp từ xa để chống thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội
Đối với các cơ sở GDNN đổi mới chương trình đào tạo, hướng đến nhu cầu thực tế của các DN, tăng cường thực hành, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng mềm; đa dạng hóa hình thức, nội dung phối hợp giữa nhà trường với DN.
Đặc biệt, từng bước xóa bỏ ranh giới của các khoa; bố trí sắp xếp máy móc, trang thiết bị thành một hệ thống kết nối thông qua internet, robot thành một nhà máy 4.0 hoạt động như một DN để có thể vừa tổ chức đào tạo, vừa nghiên cứu và sản xuất sản phẩm KHCN và thương mại hoá.
Về giải pháp thị trường lao động, TP Hà Nội đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động thông qua việc tổ chức các phiên được tổ chức theo hướng Sàn Trung tâm, Sàn vệ tinh và Điểm vệ tinh. Song song với đó là tăng cường thông tin về thị trường lao động, hỗ trợ lao động đăng tin tìm việc làm, hỗ trợ DN đăng tin tuyển dụng thông qua website: vieclamhanoi.net; tiếp tục đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động thông qua việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ