Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng: Tồn kho lớn, giá cao ngất ngưởng

Kinhtedothi – Việc chưa thống nhất, đồng bộ quy định giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Du lịch về phương thức quản lý các BĐS nghỉ dưỡng, vẫn là trở ngại lớn dẫn đến sự phục hồi chậm của phân khúc này.

Lượng tồn kho lớn

Số liệu báo cáo thị trường từ Bộ Xây dựng, trong năm 2022, cả nước đón nhận thêm trên 19.000 sản phẩm BĐS du lịch, nghỉ dưỡng mới, trong đó, chủ yếu đến từ khu vực miền Trung, chiếm 42% lượng cung toàn thị trường. Cũng trong năm này, cả nước chỉ có thêm 12 dự án BĐS du lịch, nghỉ dưỡng được cấp phép mới, bằng khoảng 23% so với năm 2021. Đáng chú ý, lượng tiêu thụ cả năm chỉ đạt trên 30% tổng nguồn cung.

Tuy nhiên, có nghịch lý xảy ra là mặc dù tỷ lệ tiêu thụ thấp nhưng giá bán các sản phẩm BĐS du lịch, nghỉ dưỡng lại tăng khoảng 15% so với thời điểm đầu năm 2022 và đang đứng ở mức tương đối cao. Cụ thể, dự án Grand Bay Hạ Long (Quảng Ninh), nhà biệt thự du lịch (resort villa) giá 118 triệu đồng/m2, nhà phố thương mại (shophouse) khoảng 120 triệu đồng/m2, dự án The Holiday Hạ Long, căn hộ du lịch (condotel) giá 36 triệu đồng/m2.

Thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng giao dịch thấp nhưng giá bán vẫn ở mức cao.

Dự án Ocean Front Villas (Khánh Hòa), nhà biệt thự du lịch (resort villa) giá 107 triệu đồng/m2; Dự án Vega City Nha Trang, nhà biệt thự du lịch (resort villa) 137 triệu đồng/m2. Trong khi đó, tại dự án Ixora Hồ Tràm, nhà biệt thự du lịch (resort villa) 69 triệu đồng/m2, căn hộ du lịch (condotel) khoảng 52 triệu đồng/m2... Mặc dù, hầu hết chủ đầu tư đều tiếp tục áp dụng những chính sách cam kết, chia sẻ lợi nhuận, hỗ trợ lãi suất… nhằm kích cầu thị trường, nhưng mức độ tiêu thụ vẫn hạn chế.

“Hầu hết sản phẩm BĐS du lịch đưa vào giao dịch là hàng tồn kho của những dự án đã mở bán. Hiện nay, lượng tồn kho BĐS hầu như chỉ có ở phân khúc căn hộ, nhà ở cao cấp, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng và đặc biệt là đối với các dự án ở vị trí có điều kiện hạ tầng không thuận lợi và thuộc về nhà đầu tư thứ cấp” – Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Hoàng Hải cho hay.

Cần giải pháp tháo gỡ, khơi thông

Theo Phó trưởng Ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam PGS. TS Doãn Hồng Nhung, các sản phẩm BĐS du lịch nghỉ dưỡng không chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí ngày càng cao của du khách mà còn tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho nhà đầu tư thứ cấp và người dân, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng của thị trường BĐS nói chung.

Tuy nhiên, chính sách, pháp luật về kinh doanh BĐS du lịch chưa đầy đủ, nhất là những văn bản quy định rõ ràng về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, chế độ sử dụng đất, quy chế quản lý, kinh doanh... đối với loại hình này đã gây lúng túng cho công tác quản lý Nhà nước tại các địa phương và là "điểm nghẽn" cho hoạt động đầu tư kinh doanh ở phân khúc này. Những bất cập về chủ trương, chính sách đất đai… đang trở thành rào cản, ảnh hưởng lớn đến DN, nhà đầu tư cũng như khả năng cải thiện PCI của các địa phương nói chung.

“Trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013, có thể kịp thời điều chỉnh những bất cập, vướng mắc hiện có bằng các văn bản dưới luật, như nghị định hay thông tư liên tịch về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với “đất ở không hình thành đơn vị ở” đối với condotel, biệt thự nghỉ dưỡng. Điều này sẽ kịp thời giúp cho các thị phần trong hoạt động kinh doanh khởi sắc, khơi dậy được tiềm năng từ đất đai cũng như thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Nếu được gỡ vướng về pháp lý, chắc chắn sản phẩm BĐS du lịch sẽ còn phát triển rực rỡ” - PGS. TS Doãn Hồng Nhung nhìn nhận.

Đồng quan điểm, luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, hiện nay, đang có điểm nghẽn pháp lý về mua và sử dụng các loại hình BĐS du lịch, do đó, cần  giải pháp để tháo gỡ, khơi thông. Tất cả nhà đầu tư đều là mong muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài nhưng lại không có, chính vì thế, chúng ta cần gỡ vướng vấn đề này. Ngoài ra, những dự án xây nhà kinh doanh BĐS du lịch, nghỉ dưỡng là loại mới, vì thế, cần phải kết hợp sao cho vừa kinh doanh được vừa nghỉ dưỡng được.

“Vì vậy, phải hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ quy định giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS, Luật Du lịch về phương thức quản lý các BĐS nghỉ dưỡng đa công năng, hình thức sử dụng đất phù hợp với mỗi loại hình. Cần có khung pháp lý hoàn thiện về đầu tư, xây dựng, sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn và cơ chế hợp tác đối với loại BĐS đặc thù này” - luật sư Đặng Văn Cường nói.

Bức tranh đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng khởi sắc

Bức tranh đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng khởi sắc

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thị trường bất động sản bấn loạn, tăng giá khó kiểm soát

Thị trường bất động sản bấn loạn, tăng giá khó kiểm soát

06/01/2025 | 18:08

Kinhtedothi - Thị trường bất động sản (BĐS) hiện đang trải qua một giai đoạn biến động mạnh mẽ tại nhiều khu vực, với tình trạng tăng giá khó kiểm soát. Đáng nói là thực tế thị trường lại chưa thực sự sôi động nhưng có dấu hiệu giao dịch ảo.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ