Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bất động sản rao bán gấp, giảm giá khủng vẫn ít người mua

Trên các trang bất động sản, nhiều môi giới hiện đưa ra các lời mật ngọt như bán nhanh, bán gấp và giá giảm khủng. Tuy nhiên, trên thực tế khi thị trường khó khăn, mức giá sau khi được giảm khủng vẫn còn rất cao nên lượng giao dịch ít.

Mặc dù được rao bán cắt lỗ nhưng lượng giao dịch thành công rất ít. Ảnh chụp màn hình.

Trên nhiều trang rao bán nhà đất, mạng xã hội hay những group môi giới địa ốc, hiện liên tục xuất hiện các thông tin rao bán gấp bất động sản với giá thấp, tuy nhiên, có rất ít người đi đến giao dịch thành công.

Ghi nhận của phóng viên trong các ngày 14-15.6 cho thấy, các cụm từ “kẹt tiền bán lỗ”, “bán cắt lỗ nhà đất”, “cắt lỗ cần bán gấp”, “nợ ngân hàng cần bán gấp”… xuất hiện ngày càng nhiều.

Bên cạnh phân khúc đất nền, căn hộ thì làn sóng cắt lỗ cũng xuất hiện ở các loại hình bất động sản khác như nhà phố, condotel, biệt thự nghỉ dưỡng, đất nông nghiệp sinh thái…

Đáng chú ý không chỉ các sản phẩm nhà đất riêng lẻ được "cắt lỗ" trên thị trường thứ cấp mà trước những áp lực từ tài chính, một số doanh nghiệp lớn cũng đã phải đưa ra loạt chính sách ưu đãi “khủng”, chiết khấu 30 - 40%, thậm chí 50% giá trị sản phẩm để có dòng tiền hoạt động.

Trên một nhóm nhà đất, môi giới tên N.C đăng thông tin cần bán gấp căn liền kề khu đô thị Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội). Căn liền kề này có diện tích 66m2, đã được xây dựng 5 tầng, có thang máy và đường trước nhà ô tô tránh nhau được.

Điều đáng nói, trong thông tin rao bán này, môi giới đã đưa ra mức giá là 9,2 tỉ đồng, nhưng lại cho biết chủ nhà đột ngột giảm 3 tỉ đồng. Giá căn liền kề này giảm về mức 6,2 tỉ đồng, nhưng vẫn có ra lộc (có giảm thêm - PV).

Môi giới đẩy giá bất động sản lên cao, rồi rao bán giảm giá. Ảnh chụp màn hình.

Cùng thông tin rao bán trên, theo tìm hiểu thêm trên một số hội nhóm nhà đất khác và các kênh mua bán bất động sản thì nhận thấy, các căn liền kề ở khu đô thị này cũng chỉ rao bán ở mức giá tương đương hơn 87 triệu đồng/m2.

Một số chuyên gia cho rằng, mặc dù rao bán nhiều nhưng thanh khoản khá kém. Thực tế cũng có thể hiểu bởi giữa lúc thị trường trầm lắng, lãi suất ngân hàng cao, người mua sẽ không lựa chọn xuống tiền lúc này.

Bên cạnh chiêu trò "đẩy giá cao lên rồi rao giảm giá", nhiều môi giới khác còn sử dụng các chiêu trò đăng thông tin như: Giảm giá sâu, sử dụng hình ảnh không đúng nhằm tạo sự chú ý.

Về thông tin rao bán bất động sản không đúng thực tế, anh Trần Tiến Dũng - một chủ văn phòng môi giới bất động sản ở Hà Nội - thừa nhận, để thu hút được sự chú ý và bán được hàng, không ít môi giới sử dụng những chiêu bài quảng cáo, rao bán cắt lỗ bất động sản để thu hút sự chú ý của người có nhu cầu mua nhà.

Tuy nhiên, những môi giới này đa phần là không chuyên, hoặc hoạt động tự do mà không thuộc một văn phòng môi giới chuyên nghiệp nào.

Chia sẻ với Lao Động, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội - cho rằng, những môi giới cố ý đăng tin sai sự thật, dựng chuyện và nhân vật để khách hàng ra quyết định mua nhà theo kịch bản là lừa dối khách hàng. Hành vi này vừa vi phạm Luật Kinh doanh bất động sản vừa vi phạm bộ quy tắc ứng xử đạo đức hành nghề môi giới.

Theo luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn luật sư TP Hà Nội), các quy định pháp luật về hoạt động nghề môi giới bất động sản đang lỏng lẻo. Nhiều môi giới hành nghề nhưng không có chứng chỉ hành nghề, không hoạt động trong các doanh nghiệp môi giới chuyên nghiệp, hoạt động các nhân.

"Việc không được đào tạo, không chuẩn về năng lực và đạo đức nghề nghiệp đã dẫn tới nhiều môi giới không tuân thủ pháp luật, hoạt động vụ lợi, lừa đảo khách hàng, tạo ra nhiều hệ lụy cho thị trường bất động sản", luật sư An nêu.

Hà Nội yêu cầu kiểm soát đầu cơ bất động sản

Hà Nội yêu cầu kiểm soát đầu cơ bất động sản

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thị trường bất động sản bấn loạn, tăng giá khó kiểm soát

Thị trường bất động sản bấn loạn, tăng giá khó kiểm soát

06/01/2025 | 18:08

Kinhtedothi - Thị trường bất động sản (BĐS) hiện đang trải qua một giai đoạn biến động mạnh mẽ tại nhiều khu vực, với tình trạng tăng giá khó kiểm soát. Đáng nói là thực tế thị trường lại chưa thực sự sôi động nhưng có dấu hiệu giao dịch ảo.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ