Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bệnh nhân đột quỵ tăng vọt

Kinhtedothi - Chiều 2/1, Bệnh viện (BV) Bạch Mai đã thông tin tới báo chí về công tác khám chữa bệnh trong thời gian nghỉ Tết Dương lịch.

Cụ thể, trong 4 ngày qua, trung bình mỗi ngày Khoa Cấp cứu A9 tiếp nhận 130 bệnh nhân người lớn tới cấp cứu nội khoa, 40% trong số đó mắc đột quỵ, cao hơn rất nhiều lần so với ngày bình thường.
 Điều trị cho bệnh nhân đột quỵ. Ảnh: Chi Lê
PGS.TS Nguyễn Văn Chi – Phó trưởng Khoa Cấp cứu A9 lý giải, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết đột ngột chuyển rét đậm, rét hại, tạo môi trường thuận lợi cho các bệnh lý về tim mạch và huyết áp phát triển – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Bên cạnh đó, khi tiết trời trở rét đậm thì nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi dậy rất sớm để đi tập thể dục, khiến nguy cơ đột quỵ tăng rất cao. Một nguyên nhân quan trọng khác là do người dân chưa có cách so cứu đúng cách khi bệnh nhân bị đột quỵ. “Những quan niệm như không được di chuyển bệnh nhân đột quỵ, chích máu cho bệnh nhân hay sử dụng thuốc an cung ngưu rồi mới đưa đến bệnh viện – đều là những quan niệm sai lầm. Các bác sĩ cảnh báo, không để bệnh nhân đột quỵ vận động vì họ có thể ngã hoặc gặp nguy hiểm nhưng không có nghĩa là đặt bệnh nhân nằm một chỗ không di chuyển, đưa đi cấp cứu. Cách chích máu bệnh nhân đột quỵ đã được chứng minh không có cơ sở khoa học, không giúp cứu sống bệnh nhân đột quỵ. Đặc biệt, việc cho bệnh nhân uống an cung ngưu ngay khi bị đột quỵ là rất nguy hiểm. Nếu bệnh nhân bất tỉnh không thể nhai nuốt, viên thuốc có thể đi lạc gây tắc đường thở và nhiều hậu quả thảm khốc khác đã xảy ra ngay tại khoa cấp cứu” – PGS.TS Nguyễn Văn Chi nói.

Do đó, để tăng cơ hội sống cho các bệnh nhân đột quỵ, điều cần thiết nhất là người dân phải hiểu đúng, có cách sơ cứu đúng cách đối với bệnh nhân. “Nếu bệnh nhân mắc chứng đột quỵ, trước hết cần xem bệnh nhân còn tỉnh táo hay bất tỉnh. Nếu bệnh nhân bất tỉnh thì không nên cho họ ăn hoặc uống các loại thuốc. Quan trọng nhất là đảm bảo thông thoáng đường thở cho bệnh nhân rồi nhanh chóng đưa họ tới các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất thay vì lãng phí thời gian vào các cách sơ cứu không có cơ sở khoa học” - bác sĩ Mai Duy Tôn - chuyên gia về đột quỵ tại BV Bạch Mai khuyến cáo.

Ngày 2/1, theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong 4 ngày nghỉ lễ (từ 29/12 đến 1/1/2019), toàn TP tiếp nhận hơn 4.300 ca cấp cứu. Trong đó, tai nạn giao thông là 295 ca, tai nạn lao động 77 ca, tai nạn sinh hoạt 313 ca, tai nạn khác 54 ca, 6 trường hợp tử vong tại viện do bệnh lý. Riêng Trung tâm cấp cứu 115 đã cấp cứu và vận chuyển 223 bệnh nhân, đặc biệt đã có 22 trường hợp tử vong với 4 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông. (Trần Nga)

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
549.997 lượt người bệnh khám, cấp cứu trong 9 ngày nghỉ Tết

549.997 lượt người bệnh khám, cấp cứu trong 9 ngày nghỉ Tết

02/02/2025 | 23:50

Kinhtedothi - Bộ Y tế cho hay, trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, (từ ngày 25/1-2/2), các bệnh viện đã khám, cấp cứu cho 549.997 lượt người bệnh; có 194.985 người bệnh nhập viện, điều trị nội trú; thực hiện 18.929 ca phẫu thuật (trong đó có 3.301 ca phẫu thuật cấp cứu do tai nạn).

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ