Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều trẻ có chấn động tâm lý

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều trẻ vị thành niên có chấn động về tâm lý.

Tự tử ở trẻ vị thành niên – Đau lòng thôi chưa đủ

Mới đây, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một bệnh nhi 13 tuổi nhập viện do tự tử bằng thuốc giảm đau liều cao. Được biết, trẻ cảm thấy thất vọng vì bản thân không đáp ứng được những kỳ vọng của cha mẹ, lại thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với gia đình do bất đồng quan điểm về phong cách sống và định hướng tương lai mà trẻ đã có ý định tự tử. Một trường hợp khác là bệnh nhi 14 tuổi, trẻ đã uống thuốc ngủ tự tử sau khi bị mẹ đánh mắng.

Rất may mắn, trong cả hai trường hợp trên, trẻ đã được gia đình đưa đi cấp cứu kịp thời nên không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên tổn thương tâm lý có thể còn ảnh hưởng đến suốt đời.

TS Ngô Anh Vinh – Phó khoa Sức khoẻ Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thời gian qua, Khoa Sức khoẻ Vị thành niên đã tiếp nhận một số trường hợp trẻ vị thành niên tự tử liên quan đến mâu thuẫn trong gia đình và trường học. Một số lý do vì bị cha mẹ đánh, cha mẹ chưa hiểu mình nên uất ức, tủi thân, bị bạn bè trêu chọc, điểm kém mà trẻ đã có ý định từ bỏ cuộc sống của mình.

Thời gian gần đây, Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều trẻ vị thành niên có chấn động về tâm lý.

Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) công bố cứ trung bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử trên thế giới. Tại Việt Nam, tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang có xu hướng gia tăng nhưng đáng buồn là người lớn, các bậc phụ huynh chưa biết cách hỗ trợ và can thiệp kịp thời.

Suy nghĩ, cảm xúc của trẻ vị thành niên – Đừng nghĩ “chuyện trẻ con”

Theo TS Ngô Anh Vinh, ở độ tuổi vị thành niên, những thay đổi về nhận thức, thể chất, tâm lý và cảm xúc thường làm cho trẻ nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh.

Trẻ gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh để thích nghi trong mối quan hệ với mọi người và những vấn đề khác trong cuộc sống. Những áp lực vô hình trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, nếu không được chia sẻ, hỗ trợ kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực trong trẻ ngày càng nhiều thêm. Đây là yếu tố có thể dẫn đến rối loạn tâm lý và làm tăng nguy cơ tự tử ở trẻ vị thành niên.

Bên cạnh đó, tư duy muốn con phải nghe lời tuyệt đối của nhiều cha mẹ ở Việt Nam dễ gặp phải sự chống đối ở trẻ. Với những trẻ không chống đối, sự dồn nén tâm lý lâu ngày có thể đưa đến hành vi phản ứng không ngờ.

Một số trẻ tự tử vì không giải tỏa được cảm xúc, cảm giác lạc lõng trong cuộc sống. Một số khác tự tử vì “giận cha mẹ”, uất ức, tủi thân, một số vì lo lắng không đáp ứng được kỳ vọng của người khác, thậm chí một số trẻ tự tử chỉ vì muốn gây sự chú ý của người khác, để mọi người mãi nhớ đến mình.

Cha mẹ hãy quan tâm con đúng mực

TS Ngô Anh Vinh cho hay, ở tuổi vị thành niên, song song với việc phát triển thể chất thì trẻ sẽ có những thay đổi rõ rệt về mặt tâm lý. Trong giai đoạn này, sự phát triển cái “tôi” ở trẻ sẽ khiến con có xu hướng cần cha mẹ tôn trọng những sở thích cá nhân và quyết định của mình hơn. Cha mẹ cần tập cho con kỹ năng tự lập và chịu trách nhiệm, dần trao cho con quyền quyết định một số vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, cha mẹ cần luôn dõi theo con để kịp thời can thiệp, giúp đỡ con giải tỏa lo âu, thay đổi suy nghĩ lệch lạc của con.

Ngoài ra, cha mẹ không nên áp đặt thành tích học tập hoặc kỳ vọng quá cao vì điều này sẽ gây áp lực cho trẻ. Cha mẹ nên biết nguyện vọng của con như thế nào để hướng cho con đi đúng theo sở thích, niềm đam mê của con. Đừng cố áp đặt con theo mong muốn của cha mẹ.

Đặc biệt, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để lắng nghe con, giải thích để con hiểu và dẫn dắt con đi đúng hướng. Cha mẹ tuyệt đối đừng vì bất lực, nóng giận mà nói ra những lời nhục mạ, xúc phạm, thậm chí là cấm đoán, ép buộc, bạo hành thân thể, bạo hành tinh thần trẻ. Cha mẹ hãy động viên, đừng nên phán xét những lỗi sai, mục tiêu, cố gắng mà trẻ đang hướng đến.

“Tôi đã từng gặp nhiều trường hợp cha mẹ luôn coi mình là đúng, không biết động viên, khích lệ mà lại áp đặt cho con mình. Ví dụ như con muốn thử làm một trải nghiệm mới nhưng thay vì khích lệ người cha lại nói “Không thành công đâu, làm làm gì mất thời gian, con tập trung học đi”, hay khi con muốn tập thể thao để giảm cân thì lại nhận được phản hồi của cha mẹ “Không giảm được đâu, đừng mất thời gian”. Những điều này làm trẻ hụt hẫng, không cảm nhận được sự tin tưởng, đồng cảm và thấu hiểu từ gia đình, đây là điều rất không tốt cho sự phát triển của trẻ. Các bố mẹ hãy lắng nghe trẻ nhiều hơn” – TS Vinh chia sẻ.

Cha mẹ là những người thân yêu nhất của con, luôn bên con, cùng con từng bước trưởng thành, nhưng không vì thế mà cha mẹ nên can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con, hãy làm người bạn đồng hành của con, quan tâm con đúng mực, mang lại cho con sự tin tưởng để con có thể sẻ chia, tâm sự mỗi khi gặp khó khăn trong học tập và trong các mối quan hệ xã hội.

Bên cạnh gia đình thì nhà trường cũng cần tạo cho trẻ môi trường học tập thân thiện với sự quan tâm, đồng hành của giáo viên. Các trường học nên có phòng tư vấn tâm lý để kịp thời nắm bắt, tư vấn, giúp đỡ trẻ vị thành niên khi các em gặp vướng mắc trong cuộc sống – TS Ngô Anh Vinh khuyến cáo.

Mặc dù nguyên nhân của tự tử rất đa dạng nhưng đa số các vụ tự tử có thể đề phòng được với các biện pháp theo dõi quan sát tế nhị và sát sao, xử lý thích đáng và kịp thời. Để làm được điều này, rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. 

 

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ tự tử:

Trẻ luôn than thở buồn chán, nghĩ mình đầy tội lỗi xấu xa, cảm thấy bất tài vô dụng.

Để lại những lời nhắn nhủ với bạn bè, mọi người qua mạng xã hội, thư, nhật ký,… với lời chào vĩnh biệt.

Có ý định tàng trữ, cất giấu những vật dụng để thực hiện hành vi tự tử như: tích trữ thuốc ngủ, chuẩn bị dây, dao sắc nhọn….

 

Căn bệnh trầm cảm và những hệ lụy khôn lường

Căn bệnh trầm cảm và những hệ lụy khôn lường

Chia sẻ
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng cường cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết 2025

Tăng cường cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết 2025

18/01/2025 | 07:50

Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Trước đó, Bộ Y tế ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết và mùa lễ hội năm 2025.

Số ca mắc sởi tại Hà Nội tiếp tục tăng

Số ca mắc sởi tại Hà Nội tiếp tục tăng

13/01/2025 | 13:30

Kinhtedothi - Ngày 13/1, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn TP ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã,; tăng 19 trường hợp so với tuần trước.

Lì xì đón Tết - Vững tâm đón con cùng IVF Hồng Ngọc

Lì xì đón Tết - Vững tâm đón con cùng IVF Hồng Ngọc

12/01/2025 | 21:57

Kinhtedothi - Nhằm tri ân khách hàng nhân dịp chào đón năm mới 2025, Trung tâm HTSS IVF Hồng Ngọc đang triển khai chương trình lì xì năm mới với hàng ngàn voucher ưu đãi hấp dẫn, cao nhất giảm đến 30 triệu đồng.

Hà Nội rét đậm về đêm: người dân lưu ý giữ gìn sức khoẻ

Hà Nội rét đậm về đêm: người dân lưu ý giữ gìn sức khoẻ

11/01/2025 | 22:11

Kinhtedothi - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các tỉnh, thành miền Bắc thời tiết rét đậm về đêm. Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ rét đậm, vùng núi cao đề phòng băng giá và sương muối. Dự báo thời gian tới, nhiều đợt không khí lạnh mạnh tiếp tục tăng cường.

Tin mới
TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ