Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Biệt động Sài Gòn - Gia Định: Đỉnh cao của nghệ thuật tác chiến

Kinhtedothi - Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã mở đầu xuất sắc, gây chấn động lớn, tạo nên sức mạnh tinh thần bất diệt, cổ vũ, thôi thúc khí thế chiến đấu của quân và dân ta.

Đó là nhận định được đưa ra trong hội thảo khoa học “Lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” được Bộ Tư lệnh và Ban Tuyên giáo TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 28/1.
 
Với góc nhìn của các nhà nghiên cứu, các nhân chứng, chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu… đã cùng khẳng định ý nghĩa đặc biệt của lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Theo nguyên Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, Biệt động Sài Gòn - Gia Định là một bộ phận quan trọng của lực lượng vũ trang TP, ra đời như một tất yếu của cuộc chiến tranh Nhân dân, là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của quận đội, hoạt động chiến đấu giữa trung tâm đầu não của dịch, lập nên những chiến công vang dội, làm chấn động trong nước và thế giới.

Thiếu tướng Võ Văn Cổ - Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7 nhấn mạnh: Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, lực lượng biệt động đảm nhiệm các mũi chủ công đánh vào các cơ quan đầu não của đối phương, tạo hiệu lực chiến đấu "cộng hưởng" lớn lao chưa từng có, làm rung chuyển cả Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, gây chấn động trong dư luận không chỉ ở nước Mỹ mà trên toàn thế giới. Tác động của chiến dịch Mậu Thân 1968 đối với địch là biến cố khôn lường, chiến thắng đó đã góp phần quan trọng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Nhấn mạnh về việc lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã giáng đòn phủ đầu, gây nên cú choáng đột ngột cho địch trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, PGS.TS Phan Xuân Biên - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: Đêm 30 rạng 31/1/1968, lực lượng biệt động Sài Gòn đồng loạt tiến công vào các mục tiêu đầu não của bộ máy chiến tranh của Mỹ ngụy tại Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Đài Phát thanh… Đây là những nơi vốn được coi là bất khả xâm phạm. Trước giờ G (2 giờ ngày 31/1/1968) 3 phút, Đội 5 Biệt động là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ đã từng tập kích táo bạo nhiều mục tiêu, gồm 17 người đã nổ súng vào mục tiêu trọng điểm là Dinh Độc lập. Bị địch phản kích dữ dội, Đội 5 đã buộc phải triển khai đội hình chiến đấu như bộ binh trên đường Nguyễn Du với quân địch đông gấp nhiều lần. Với mưu trí và lòng dũng cảm, cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt đã diễn ra đến tận sáng mùng 3 Tết, vượt xa kế hoạch 2 giờ đánh giữ mục tiêu được giao.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, các trận đánh vào cơ quan đầu não của địch đã gây tiếng vang lớn, làm rúng động cả thế giới, tạo nên sức mạnh tinh thần bất diệt, cổ vũ, thôi thúc khí thế chiến đấu của quân và dân ta. Trong cuộc Tổng tiến công, lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật tác chiến, góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật chiến đấu biệt động trong TP, về sức đột phá tiến công, về nghệ thuật chiến tranh mang tính đặc thù trong lòng địch. Những bài học kinh nghiệm về phối hợp, hiệp đồng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của biệt động, trong đó có Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã được các đơn vị vận dụng có hiệu quả trong các chiến dịch sau này, làm nên chiến thắng mùa Xuân 1975.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ