Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bình Thuận: khởi tố nhiều vụ án, nhiều bị can khai thác khoáng sản trái phép

Kinhtedothi-Ngày 19/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Võ Quang Chung (42 tuổi, trú phường Xuân An, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) về tội "Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên".

Hiện trường vụ khai thác khoáng sản. Ảnh: CACC.

Theo cơ quan điều tra, tháng 11/2022, Võ Quang Chung cùng đồng phạm sử dụng nhiều xe cơ giới để khai thác, vận chuyển khoáng sản (đất dăm sạn bồi nền) trái phép tại khu vực thôn Trũng Liêm, xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc.

Với bị can Võ Quang Chung, đây không phải là lần đầu vi phạm. Trước đó, người này đã bị Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 210 triệu đồng về hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

Bị can Võ Quang Chung đã nhiều lần khai thác khoáng sàn trái phép tại huyện Hàm Thuận Bắc. Ảnh: CACC.

Xét thấy tính chất nghiêm trọng của vụ việc, ngày 16/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Bắc chuyển hồ sơ cho Công an tỉnh Bình Thuận để điều tra theo thẩm quyền.

Quá trình kiểm tra, phát hiện có dấu hiệu tội phạm, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận đã có quyết định phân công đơn vị chức năng thụ lý điều tra theo thẩm quyền.

Đến ngày 4/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Bắc đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Võ Quang Chung về tội Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên.

Liên quan đến hoạt động khái thác khoáng sản trái phép tại tỉnh Bình Thuận, vừa qua cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố nhiều bị can trong một vụ án khác xảy ra tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân.

Đáng chú ý, trong vụ án này ngoài những bị can khác còn có ông Nguyễn Ngọc Châu, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Hàm Tân, nguyên Chủ tịch UBND xã Sơn Mỹ; ông Hoàng Tuy, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Mỹ; ông Trần Viết Quý, công chức địa chính xã Sơn Mỹ đều bị khởi tố, bắt tạm giam.

Bình Phước: Nhiều hec ta đất rừng tại Lộc Ninh bị khai thác trái phép

Bình Phước: Nhiều hec ta đất rừng tại Lộc Ninh bị khai thác trái phép

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

22/01/2025 | 09:27

Kinhtedothi - Trong thời gian qua, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng chủ động nắm bắt tình hình trên tuyến, địa bàn trọng điểm đồng thời chủ động trực tiếp đấu tranh phát hiện, triệt phá các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ