Bộ GD&ĐT yêu cầu sĩ số lớp tiểu học không quá 35 học sinh
Kinhtedothi- Tại công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025, Bộ GD&ĐT nhắc đến một nội dung từng thu hút sự quan tâm của dư luận, đó là hoạt động chính khoá ngoài giờ lên lớp; đồng thời nhấn mạnh, việc này phải tổ chức theo nhu cầu, sở thích của học sinh.
Năm học 2024 – 2025, Bộ GD&ĐT đề nghị sở GD&ĐT các địa phương thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tăng cường bảo đảm an toàn trường học; thực hiện hiệu quả phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm giải trình trong tổ chức thực hiện kế hoạch năm học theo quy định và phù hợp với thực tiễn tại địa phương.
Các đơn vị chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Bộ yêu cầu các địa phương bảo đảm tỷ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo qui định tại Điều lệ trường tiểu học (35 học sinh/lớp); có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; bảo đảm tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học, hoạt động giáo dục và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định.
Bộ lưu ý, các trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; thực hiện kế hoạch dạy học tối thiểu 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần; thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn khi đảm bảo điều kiện thực hiện, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.
Các đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, có sự thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý; tổ chức ăn trưa, bán trú phải bảo đảm các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh.
Cũng theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, việc tổ chức các hoạt động cho học sinh ngoài giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà.
Căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, nhà trường có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt CLB hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng...) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí; việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt CLB cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bạn đọc xem văn bản hướng dẫn TẠI ĐÂY
Nữ sinh giáo dục thường xuyên đạt 29 điểm khối C00 từng trượt lớp 10 THPT
Kinhtedothi-Lê Thị Kim Ngân, học viên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thị xã Sơn Tây (Hà Nội) gây ấn tượng với thành tích xuất sắc khi đạt 29 điểm tổ hợp C00. Ít ai biết, tại kỳ thi lớp 10 của 3 năm trước, nữ sinh đã từng thất vọng vì trượt công lập.
Khắc phục từng bước những bất cập trong hệ thống giáo dục, đào tạo
Kinhtedothi - Ngày 25/7/2024, Văn phòng Chính phủ có văn bản 348/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Yêu cầu không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa Ngữ văn để kiểm tra
Kinhtedothi - Chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm quen với định hướng đề thi lớp 10, học sinh lớp 12 làm quen với định hướng đề thi tốt nghiệp THPT… là yêu cầu Bộ GD&ĐT gửi sở GD&ĐT các địa phương trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024 – 2025.