Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ LĐTB&XH cấm sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi làm những việc gì?

Kinhtedothi - Những người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm các công việc nhẹ theo danh mục quy định của Bộ LĐTB&XH.

Theo dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang được Bộ LĐTB&XH lấy ý kiến đến ngày 5/5/2019, quy định việc sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi.
Theo đó, người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi vào làm việc, trừ các công việc nghệ thuật như múa, hát, xiếc, điện ảnh, sân khấu (kịch, tuồng, chèo, cải lương), múa rối (trừ múa rối nước), vận động viên năng khiếu thể dục, thể thao (trừ cử tạ, tạ xích).
 rẻ em đang trải nghiệm vuốt, nặn gốm ở làng nghề. Ảnh: internet
Người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ theo danh mục quy định của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH.
Trong trường hợp sử dụng người chưa đủ 15 tuổi, người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người chưa đủ 15 tuổi. Bên cạnh đó, bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tập tại trường học của người chưa đủ 15 tuổi.
Và, phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần khi sử dụng.
Chủ sử dụng người chưa đủ 15 tuổi phải đảm bảo điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.
Thời giờ làm việc của người chưa đủ 13 tuổi không được quá 1 giờ trong 1 ngày hoặc 5 giờ trong 1 tuần. Tương tự, thời giờ làm việc của người từ đủ 13 đến chưa đủ 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 1 ngày hoặc 20 giờ trong 1 tuần.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ LĐTB&XH.
Dự thảo Bộ luật Lao động cũng quy định, cấm sử dụng người chưa thành niên làm công việc sản xuất và kinh doạn cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc các chất gây nghiện khác. Cùng với đó là những công việc như: Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc.
Những công việc như phá dỡ các công trình xây dựng; nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại; lặn biển, đánh bắt cá xa bờ hay các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc gây tổn hại cho sức khỏe, an toàn hoặc đạo đức của người lao động chưa thành niên cũng thuộc danh mục cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc.
Dự thảo cũng quy định những nơi cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc. Đó là: Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; công trường xây dựng; cơ sở giết mổ gia xúc.
Bên cạnh đó là sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp; điểm kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử. Và những nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ