Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bổ sung danh mục các loại hình nguồn điện, lưới điện giai đoạn tới năm 2030

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1682/QĐ-TTg ngày 28/12/2024 phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định số 1682/QĐ-TTg ngày 28/12/2024 ban hành Phụ lục bổ sung, cập nhật danh mục dự án nguồn điện nêu tại Phụ lục III và lưới điện truyền tải nêu tại Phụ lục V Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01/4/2024.
Bổ sung, cập nhật Danh mục các loại hình nguồn điện, lưới điện vận hành giai đoạn tới năm 2030

Cụ thể, bổ sung, cập nhật danh mục các loại hình nguồn điện, lưới điện vận hành giai đoạn tới năm 2030:

- Trong danh mục thủy điện vừa và lớn, điều chỉnh giai đoạn vận hành Thủy điện Đắk Mi 1 (tỉnh Kon Tum), công suất 84 MW: giai đoạn vận hành 2026 – 2030.

- Trong danh mục các dự án thủy điện tích năng, điều chỉnh giai đoạn vận hành Thủy điện tích năng Bác Ái (tỉnh Ninh Thuận), công suất 1.200 MW: giai đoạn vận hành 2026 – 2030.

- Danh mục các dự án nhà máy điện linh hoạt: Nhà máy điện linh hoạt (tỉnh Ninh Bình), công suất 300 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030.

- Trong danh mục các dự án điện gió trên bờ (trên đất liền và gần bờ), điều chỉnh các dự án: Dự án Nhà máy điện gió gần bờ Xuyên Mộc giai đoạn 2 (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), công suất 47 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030; nhà máy điện gió Thiên Long Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn), công suất 130 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030; nhà máy điện gió VPL Bến Tre (giai đoạn 1) (tỉnh Bến Tre), công suất 4,2 MW, giai đoạn vận hành 2023 – 2025; nhà máy điện gió Vân Canh Bình Định (tỉnh Bình Định), công suất 143 MW, 2026 – 2030…

- Danh mục các dự án thủy điện nhỏ bổ sung, cập nhật: Nhà máy thủy điện Bộc Bố (tỉnh Bắc Kạn), công suất 3,4 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030; nhà máy thủy điện Sông Vố (tỉnh Bình Định), công suất 0,57 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030; nhà máy thủy điện Vạn Hội (tỉnh Bình Định), công suất 1,25 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030; nhà máy thủy điện Ma Thì Hồ (tỉnh Điện Biên), công suất 11 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030; nhà máy thủy điện Nậm He Hạ (tỉnh Điện Biên), công suất 6 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030; nhà máy thủy điện Nậm He Thượng 1 (tỉnh Điện Biên), công suất 5 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030; nhà máy thủy điện Giao An II (tỉnh Hà Tĩnh), công suất 13,6 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030…

- Danh mục các dự án điện sinh khối bổ sung, cập nhật: Nhà máy điện sinh khối An Giang 1 (tỉnh An Giang), công suất 50 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030; nhà máy điện sinh khối Núi Tô I (tỉnh An Giang), công suất 20 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030; nhà máy điện sinh khối Bắc Kạn 1 (tỉnh Bắc Kạn), công suất 35 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030; nhà máy điện sinh khối Đồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp), công suất 10 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030…

- Danh mục các dự án điện sản xuất từ rác bổ sung, cập nhật: Nhà máy xử lý rác và phát điện Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), công suất 25 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030; nhà máy điện rác Long Mỹ giai đoạn 1 (tỉnh Bình Định), công suất 15 MW, giai đoạn vận hành 2023 – 2025; dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn (Hà Nội), công suất 90 MW, giai đoạn vận hành 2024 – 2025…

- Hệ thống pin lưu trữ gồm: Hệ thống pin lưu trữ thí điểm (Khánh Hòa), công suất 7 MW, giai đoạn vận hành 2026 – 2030.

- Điều chỉnh danh mục công trình trạm biến áp 220 kV xây mới: Tại miền Bắc sẽ xây mới trạm biến áp Phú Bình 2, công suất 750 MVA.

- Điều chỉnh danh mục công trình đường dây 220 kV xây mới gồm: Xây mới đường dây Phú Bình 2 - Rẽ Thái Nguyên - Bắc Giang; đường dây điện gió Trường Sơn - Đô Lương và mở rộng 02 ngăn lộ 220 kV tại Trạm biến áp 220 kV Đô Lương; đường dây điện gió Savan 1 - TBA 220 kV Lao Bảo (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) và mở rộng ngăn lộ tại Trạm biến áp 220 kV Lao Bảo.

Quyết định nêu rõ, các địa phương cần tiếp tục rà soát việc thực hiện các kết luận thanh tra đối với các dự án nằm trong các kết luận thanh tra; các vấn đề pháp lý của từng dự án liên quan tới chồng lấn các quy hoạch khác trong quá trình thực hiện. Đối với các dự án có chồng lấn với các quy hoạch khác, địa phương cần xin ý kiến các cơ quan liên quan theo quy định trước khi phê duyệt/cấp phép đầu tư và phải đảm bảo từng dự án chỉ được triển khai khi đã khắc phục toàn bộ các vướng mắc pháp lý, chồng lấn quy hoạch khác và tuân thủ đúng quy định pháp luật, không hợp thức hóa cái sai.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01/4/2024.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ