Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bùng phát tranh cãi về tái hình sự hóa cần sa tại Thái Lan

Kinhtedothi - Nỗ lực của Đảng cầm quyền Pheu Thai nhằm đưa cần sa trở lại danh mục chất gây nghiện sau hai năm hợp pháp hóa đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ đảng đồng minh Bhumjaithai.

Năm 2018, Thái Lan đã cho phép sử dụng cần sa với mục đích y tế. Số lượng cơ sở kinh doanh bán các sản phẩm cần sa gia tăng đột biến sau khi nước này cho phép sử dụng loại thực vật trên với mục đích giải trí.

Tuy nhiên, vào tháng 5/2024, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin tuyên bố ông muốn cần sa được liệt trở lại vào danh sách ma túy và tái hình sự hóa sử dụng cần sa vào cuối năm nay.

Chính phủ Thái Lan lên kế hoạch đưa cần sa trở lại danh mục chất gây nghiện. Ảnh: Nikkei Asia

Bộ Y tế Công cộng nước này cũng đã đưa ra khuyến nghị với ban kiểm soát ma túy về việc đưa cần sa trở lại danh sách các chất bị kiểm soát Loại 5, bao gồm nấm thức thần và thuốc phiện.  Nếu yêu cầu được chấp thuận, cơ quan này sẽ ban hành thêm các quy định về trồng, sử dụng cây cần sa và trình nội các phê duyệt trước ngày 1/1/2025.

Khuyến nghị trên được đưa ra dựa trên một phiên điều trần công khai về tác hại của cần sa với hơn 111.000 ý kiến phản hồi. Ngày 9/7, Bộ trưởng Y tế Thái Lan Somsak Thepsuthin cho biết 80% ý kiến trong phiên điều trần tán thành việc đưa cần sa vào danh mục các chất gây nghiện cần kiểm soát.

Trong khi đó, Đảng Bhumjaithai bày tỏ sự ủng hộ đối với cần sa cũng như kêu gọi người dân bỏ phiếu cho ứng cử viên của mình để ngăn chặn việc kiểm soát chặt chẽ loại cây này.

Theo đảng này, cần sa đặc biệt hữu ích đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế do chứa Cannabidiol – loại chất giúp ngăn ngừa tình trạng nôn mửa, buồn nôn, đau mãn tính và chán ăn ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư, cũng như các triệu chứng động kinh. Loại cây này cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy đầu tư nước ngoài, thu hút khách du lịch từ đó thúc đẩy ngành du lịch.

Người phát ngôn của Đảng Bhumjathai Boonthida Somchaicho biết cần sa mới được hợp pháp hóa chỉ hai năm trước và người dân đã đầu tư hàng chục tỉ baht vào hoạt động kinh doanh liên quan. Theo ông, động thái trên của chính phủ cầm quyền sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

Vào năm 2022, đảng này đã cáo buộc các chính sách quản lý của chính phủ Thái Lan gây bất lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất cần sa, đồng thời yêu cầu hợp pháp hóa loại cây này.

Ông Somchai cho rằng Đảng Pheu Thai đang cố ngăn cản tiến trình thông qua các dự luật quản lý cần sa.

Tuy nhiên, Bộ Y tế cho rằng dự luật kiểm soát cần sa do Bhumjaithai đưa ra thiếu chặt chẽ, ảnh hưởng đến công tác quản lý loại thực vật nhạy cảm này.

Đầu năm nay, Bộ Y tế đã soạn thảo một dự luật khác, trong đó xem thân, rễ, lá và chồi của cây cần sa là chất gây nghiện, yêu cầu phải hướng dẫn của bác sĩ cũng như cấm trồng tại nhà.

Ngày 9/7, ông Somsak cho biết việc quản lý cần sa phải thực hiện chặt chẽ để tránh gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội.

Lãnh đạo Bhumjaithai Anutin Charnvirakul đồng thời là Bộ trưởng nội vụ, cho biết sẽ bỏ phiếu phản đối việc đưa cần sa vào danh mục chất gây nghiện tại cuộc họp của ban kiểm soát ma túy trong tháng này.

Đảng Bhumjaithai luôn nhấn mạnh vai trò của cần sa trong hỗ trợ thu nhập cho nông dân cũng như tạo nguồn thu cho ngành du lịch. Tuy nhiên, một nghiên cứu vào tháng 6 của Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan cho thấy việc hợp pháp hóa cần sa không mang đến nhiều lợi ích kinh tế.

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

20/01/2025 | 15:10

Kinhtedothi - Nền tảng TikTok đã thông báo vào rạng sáng 20/1 (theo giờ Việt Nam) với nội dung: Cảm ơn sự kiên nhẫn và ủng hộ của các bạn. Nhớ sự nỗ lực của Tổng thống Trump, TikTok đã quay trở lại.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ