Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hải Phòng - Quảng Ninh:

Các huyện đảo đang phòng chống bão số 3 như thế nào?

Kinhtedothi - Huyện đảo Bạch Long Vĩ, huyện Cát Hải, cảng cá Ngọc Hải (Hải Phòng), huyện Cô Tô (Quảng Ninh)... đang hối hả, tích cực phòng chống cơn bão số 3.

Bạch Long Vĩ là đảo xa của TP Hải Phòng, cách đất liền 110 km nên nơi đây sẽ đón bão đầu tiên khi bão đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ.

Theo lãnh đạo UBND huyện Bạch Long Vĩ, hiện công tác phòng chống bão trên bờ được đảm bảo theo quy định. Các kho cảng, bến bãi, nhà yếu đã được chằng chống. Chính quyền đã giúp người dân kéo các con thuyền nhỏ lên bờ.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bạch Long Vĩ, trước diễn biến phức tạp của bão số 3, đến sáng nay 5/9, các lực lượng đã đưa 92 phương tiện tàu thuyền với 125 lao động lên bờ, 9 phương tiện đang đưa lên bờ, không có phương tiện đang hoạt động trên biển.

8 phương tiện tàu thuyền thuộc tỉnh thành khác đang neo đậu tại âu cảng; 135 phương tiện đang hoạt động cách đảo từ 1 đến 15 hải lý (theo quan sát của Trạm Ra đa 490/HQ).

Hiện, Ban Chỉ đạo giao Đồn Biên phòng Bạch Long Vĩ phối hợp với Trạm Ra đa 490 tiếp tục liên lạc, thông báo, kêu gọi cho các chủ tàu thuyền, phương tiện đang hoạt động trên biển Bạch Long Vĩ khẩn trương đưa phương tiện về nơi tránh bão an toàn. Công an huyện bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tài sản Nhân dân, nhất là phương tiện trên bờ đường dạo âu cảng.

Ban Quản lý cảng và khu neo đậu tàu chủ trì phối hợp lực lượng chức năng chuẩn bị sơ tán các hộ dân khu vực mép nước đường dạo âu cảng khi có nhu cầu.

Tại huyện đảo Cát Hải, theo báo cáo của UBND huyện, tính đến 11 giờ ngày 5/9, tổng số tàu, thuyền tránh trú bão số 3 trên địa bàn là 81 phương tiện/2.068 lao động. Đã sắp xếp neo đậu tại các vị trí tránh trú an toàn 548 phương tiện/1.251 lao động, đạt tỷ lệ 82%. Phương tiện địa phương khác neo đậu tránh trú bão số 3 trên địa bàn là 112 phương tiện/472 lao động.

Các phương tiện đang được lực lượng chức năng hướng dẫn tránh trú an toàn.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đang hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sắp xếp 10 bè dịch vụ, du lịch vào nơi tránh trú an toàn; vận động 100% Nhân dân trên các bè nuôi trồng thủy sản sơ tán về nhà tránh trú an toàn (dự kiến hoàn thành trước 12 giờ ngày 6/9).

Về khách du lịch, tính đến 11 giờ ngày 5/9 còn 2.077 khách (1.499 khách du lịch quốc tế và 578 khách du lịch trong nước) lưu trú tại Cát Bà. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã thông tin cho các doanh nghiệp, khu du lịch, nhà hàng, khách sạn và du khách lưu trú trên địa bàn về diễn biến của bão số 3.

Chính quyền và người dân cùng tích cực phòng chống cơn bão số 3.

Tại huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), nơi xa nhất trên biển của Quảng Ninh, công tác phòng, chống bão cũng đang được triển khai quyết liệt nhằm bảo đảm an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Các đơn vị cũng được giao chủ động chuẩn bị sẵn sàng theo phương châm 3 trước, 4 tại chỗ; rà soát hệ thống thông tin liên lạc, thống nhất trong công tác tham mưu báo cáo; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong phòng, chống bão.

Tại Cảng cá Ngọc Hải (phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn),  rất đông tàu thuyền đã về nơi neo đậu. Khoảng 200 khách du lịch đang lưu trú cũng đã được thông báo về diễn biến của bão số 3.

Hiện lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực. hiện các biện pháp phòng, chống bão, bảo vệ an toàn về người và tài sản. Đôn đốc các địa phương, các ngành, cơ quan, đơn vị tiếp tục khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phòng chống bão theo chỉ đạo của Trung ương và TP.

Tiếp tục thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện việc tiêu thoát nước đệm, đề phòng ngập úng; khẩn trương thu hoạch diện tích rau màu, thủy sản đã đến kỳ thu hoạch đặc biệt là khu vực trũng thấp, có nguy cơ ngập úng.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chủ động xác định thời điểm thông báo cấm biển và tạm dừng các hoạt động vận tải đường thủy nội địa, cầu qua sông, hệ thống cáp treo, khu vui chơi giải trí tại các khu du lịch biển. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự TP tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các ngành, các địa phương thực hiện công tác phòng chống cơn bão số 3.

 

 

 

Hải Phòng: chủ động triển khai công tác ứng phó với bão số 3

Hải Phòng: chủ động triển khai công tác ứng phó với bão số 3

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ