Các sở, ngành TP: Không còn chuyện "không làm được việc thì cho ra “một cửa""
Kinhtedothi-Gần đây, từ sự chỉ đạo quyết liệt của TP, các sở, ngành thuộc TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp mạnh mẽ để chủ động tháo gỡ khó khăn, có những cách làm hay để ngày càng nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính.
Tất cả nhằm mục tiêu góp phần xây dựng nền hành chính Thủ đô ngày càng hoàn thiện theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hội nhập và phục vụ.
Áp lực vì một nền hành chính phục vụ
Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, đặc thù là một lĩnh vực rất nhạy cảm liên quan mọi mặt đời sống người dân, áp lực hiện nay đối với ngành giáo dục Thủ đô chính là tăng dân số cơ học diễn ra nhanh, chủ yếu ở một số quận trung tâm, đặt ra nhiều bài toán cho ngành phải giải quyết, tham mưu cho TP để kịp thời có những chính sách đồng bộ nhằm đảm bảo quyền đến trường của trẻ em, nhất là trong tuyển sinh đầu cấp.
Hiện Hà Nội có 2.875 trường và 2,3 triệu học sinh, cứ mỗi năm TP đầu tư xây dựng 35-40 trường mới, nhưng trung bình mỗi năm tăng 40-60.000 học sinh, nên sự đáp ứng về cơ sở vật chất phục vụ nơi học tập cho người dân là một thách thức rất lớn, trên thực tế chưa đáp ứng được hết sự mong đợi của người dân nhất. Chính điều đó cũng là một nguyên nhân gây ra bức xúc của Nhân dân.
Phó Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Hà Xuân Lộc nêu ví dụ thực tế, có những hộ dân có hộ khẩu tạm trú nhưng không thể cho con học được đúng tuyến tại phường đó, do quy mô dân số có hộ khẩu thường trú trên địa bàn phường đã quá lớn so với số trường hiện có. Sự bức xúc trước tình trạng này cũng dẫn đến sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ công của ngành GD&ĐT Hà Nội những năm gần đây chưa đạt cao, khiến lãnh đạo ngành không khỏi băn khoăn, trăn trở.
Chính vì thực trạng đó, Sở GD&ĐT đã quyết tâm tham mưu với lãnh đạo UBND TP một loạt giải pháp, trong đó đề xuất TP chỉ đạo các quận, huyện, ngành, lĩnh vực quan tâm đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhất là quy mô trường lớp. Ví dụ tại quận Hoàng Mai, vừa qua lãnh đạo TP đã quyết liệt chỉ đạo quận thu hồi các khu đất trống, khu đất chưa sử dụng để dành xây dựng trường lớp phục vụ Nhân dân.
Bên cạnh đó, Sở đã tham mưu TP chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT trong tuyển sinh đầu cấp để tạo ông bằng, minh bạch và tiếp cận, giúp người dân không phải đi lại nhiều. Hệ thống tuyển sinh đầu cấp từ mầm non, lớp 1 tới lớp 6 trên toàn TP những năm gần đây đã thực hiện tốt việc sử dụng trên phần mềm Tuyển sinh đầu cấp (chưa có địa phương nào trên cả nước làm được), chính là một giải pháp của ngành GD&ĐT Thủ đô trong sử dụng dịch vụ công đảm bảo sự công bằng cho người dân.
"Bản thân cán bộ công chức viên chức vẫn nhận thấy những giải pháp của ngành chưa thực sự đáp ứng được hết sự mong mỏi của người dân vì trên thực tế, tốc độ tăng dân số quá cao, không ngừng đặt ra những khó khăn thách thức, đòi hỏi Sở GD&ĐT thời gian tới tiếp tục tham mưu TP chỉ đạo có sự vào cuộc chia sẻ đồng hành của mọi cấp, ngành, chính quyền địa phương. Đó là cùng tăng cường các hình thức tuyên truyền và đầu tư tăng quy mô trường lớp, nhằm đáp ứng được cơ bản về sĩ số, chỗ học cho Nhân dân trên địa bàn”- ông Hà Xuân Lộc bày tỏ.
Số lượng rất lớn đối tượng phải quản lý, chăm sóc, nên số lượng TTHC Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đang thực hiện lên tới 168 TTHC- là một trong những sở có số TTHC lớn nhất TP. Mỗi năm, tại Sở giải quyết hơn 40.000 hồ sơ hành chính, cùng đó tiếp nhận gần 500.000 hồ sơ giải quyết lĩnh vực BHTN.
Với khối lượng công việc khổng lồ như vậy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Tây Nam chia sẻ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp của ngành gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn, có nhiều cụ, nhiều bác là đối tượng người có công với cách mạng, người cao tuổi, người khuyết tật ít am hiểu về CNTT cũng như quy trình TTHC, nên những điểm tiếp nhận giải quyết TTHC tại cấp xã gặp rất nhiều trở ngại.
"Thời gian tới, Sở sẽ tập trung các giải pháp nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ công chức. Không như trước đây, trong 10 năm nay trở lại đây tại Sở không còn câu chuyện “ai không làm được việc thì sẽ cho làm việc tại bộ phận “một cửa”, để tránh tình trạng những cán bộ đó sẽ có có tư duy không tích cực, khi tiếp xúc với người dân tạo ra những hậu quả xấu. Thực sự bộ phận “một cửa” của Sở phải chọn người có đầy đủ đạo đức, năng lực và trách nhiệm; và không chỉ tại bộ phận này, mọi cán bộ công chức trong cả bộ máy của Sở đều được nâng cao chất lượng”- Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Nguyễn Tây Nam.
Điều chỉnh địa giới hành chính: “Một cửa” ngày càng hiện đại, người dân hài lòng
Kinhtedothi-15 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 “Điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh liên quan”, địa bàn rộng, đồ sộ công việc, nhưng công tác cải cách hành chính của Hà Nội có những bước tiến vượt bậc, với Chỉ số cải cách hành chính nhiều năm đứng trong top 10 cả nước.
Hà Nội: Tìm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân
Kinhtedothi-Thông qua các ý kiến tại Hội thảo, Ban Tổ chức sẽ kiến nghị, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc TP, báo cáo Thành ủy, HĐND, UBND TP để chỉ đạo, điều hành.
Hà Nội bàn giải pháp tăng sự hài lòng: Hướng tới “5 dễ” cho người dân
Kinhtedothi-Theo lãnh đạo UBND TP, vẫn còn một số nội dung mà sự hài lòng, mong muốn của người dân cần được các cấp, ngành TP quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn và có giải pháp hiệu quả, lộ trình triển khai cụ thể, nhất là những lĩnh vực thiết yếu ảnh hưởng đời sống an sinh xã hội.