Các vụ án tham nhũng, kinh tế: Đã thi hành thu hồi gần 50.000 tỷ đồng
Kinhtedothi - Ngày 19/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2022 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 điểm cầu.
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, trong 6 tháng đầu năm, kết quả công tác trên hầu hết các lĩnh vực của Bộ, ngành Tư pháp đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2021. Bộ thực hiện 94 nhiệm vụ, đã hoàn thành 63 nhiệm vụ, không có nhiệm vụ quá hạn. Các bộ, ngành đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 255 văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thẩm định 8 đề nghị xây dựng văn bản và 78 dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật...
Trong công tác thi hành án dân sự, nhất là trong việc xử lý các vụ việc phức tạp, kéo dài, xử lý thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế và án tín dụng, ngân hàng tiếp tục được quan tâm và tập trung chỉ đạo quyết liệt.
Việc phối hợp với các ngành Nội chính, Tòa án, Kiểm sát, Công an, Ngân hàng, Bảo hiểm xã hội trong hoạt động thi hành án dân sự tiếp tục được thực hiện kịp thời, chặt chẽ, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành án.
Từ ngày 1/10/2021 đến ngày 30/6/2022, hệ thống thi hành án dân sự đã thi hành xong là 348.490 việc (đạt tỷ lệ 64,35%), với trên 52.166 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 29,47%). Một số địa phương đạt kết quả cao về tiền như: Hà Nam, Khánh Hòa, Phú Yên, Cao Bằng, Lai Châu.
Về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, theo báo cáo, đến nay đã thi hành xong hơn 49.800 tỷ đồng, còn phải thi hành là hơn 79.781 tỷ đồng.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, 6 tháng cuối năm có 9 nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp chủ yếu. Trong đó, Bộ tiếp tục cụ thể hóa những định hướng, chủ trương liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, nhất là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII). Tham gia có chất lượng trong việc xây dựng, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành và triển khai hiệu quả Nghị quyết về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045; tham gia, trình Bộ Chính trị ban hành quy định về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; triển khai xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Cùng với đó, Bộ Tư pháp tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung và tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nhất là các quy định liên quan đến việc thu hồi tài sản bị thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
Bộ phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu thi hành án dân sự, tổ chức theo dõi việc thi hành án các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về vụ án hành chính theo đúng quy định; tập trung nguồn lực triển khai thực hiện Dự án đầu tư công về xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc bảo đảm kết nối, chia sẻ với dữ liệu đăng ký khai sinh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các dữ liệu khác của Bộ, ngành.
Phòng, chống tham nhũng và những bước đột phá mới
Kinhtedothi - Công tác phòng, chống tham nhũng hiện đang được thực hiện trên diện rộng, ngày càng đi vào chiều sâu, làm rõ bản chất tham ô, tham nhũng mang tính chất tập thể, có tổ chức, có sự cấu kết chặt chẽ giữa cán bộ nhà nước với các đối tượng bên ngoài nhà nước.
Bộ Chính trị: Đẩy nhanh tiến độ truy tố, xét xử các vụ tham nhũng lớn
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, xem xét những vấn đề nổi bật của đất nước, tình hình quốc tế trong quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022; nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Thanh tra các vụ việc liên quan đến đất đai có dấu hiệu tham nhũng
Kinhtedothi – Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà yêu cầu các đơn vị chuyên môn của Bộ trong 6 tháng cuối năm tập trung đẩy nhanh tiến độ thanh, kiểm tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí liên quan đến giao đất, cho thuê đất.