Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách nào để nói chuyện với tuổi teen?

Kinhtedothi - Nhiều bậc bố mẹ than thở với nhau: “Con lúc nhỏ thì dễ thương. Đến khi chúng lớn, bước vào tuổi teen, tuổi dậy thì, không cách nào dạy chúng. Chúng ương bướng. Nói với chúng, chúng cứ ỳ ra, lảng tránh, không thèm nói chuyện với mình”.

Đó là tình trạng chung của nhiều người khi con đang ở tuổi “không còn nhỏ, cũng chưa lớn hẳn”. Ở tuổi này, về khía cạnh sinh học, phần lớn đang tuổi dậy thì nên có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Chúng phát triển vào giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn và thường có những ngộ nhận về cuộc sống, dễ xúc động, dễ stress và do đó cũng dễ thu mình trong thế giới riêng.
Chúng thường cho rằng người lớn không hiểu chúng, không thông cảm cho những hành động mà chúng cho là hợp lý; còn cha mẹ thấy dại dột, nông nổi vô cùng.
 Ảnh minh họa.
Đây chính là lúc bố mẹ cần thay đổi để giúp con mình từ từ vượt qua giai đoạn khó khăn. Cha mẹ cần có những kỹ năng tiếp cận và trò chuyện với con mình.
Trước hết, theo các chuyên gia tâm lý, mở đầu cuộc nói chuyện, cha mẹ cần tránh cách “vào đề”: Nào chúng ta hãy nói chuyện! Bởi cách tiếp cận như vậy khiến trẻ thu mình lại, chuẩn bị phản ứng tiêu cực kiểu như tảng lờ đi, mắt nhìn ra cửa sổ, và sẵn sàng tìm cớ để bỏ đi.
Hoặc bố mẹ bắt đầu cuộc nói chuyện với con bằng câu: “Bố mẹ muốn con có trách nhiệm hơn trong học tập…”. Lập tức đứa trẻ nghĩ mình là đứa vô trách nhiệm, cuộc nói chuyện sẽ diễn ra giữa “người buộc tội” và người có tội”. Thế là đứa trẻ lập tức phản ứng tiêu cực bằng cách này và cách khác, cuộc nói chuyện bị đứt đoạn không có cái kết tích cực.
Thay vì vào đề trực tiếp cuộc nói chuyện với con, bố mẹ nên tìm cách tiếp cận gián tiếp, trong không gian sinh hoạt chung, như cùng ngồi đọc sách, cùng làm vườn, hay chăm thú cưng… Từ đó, đứa trẻ thường la người bắt chuyện trước.
Trong nói chuyện, thay vì giảng giải (nhiều phụ huynh còn lên giọng răn đe), nên hỏi con những vấn đề cần quan tâm, như việc học một cách tế nhị, như: Con chuẩn bị cho kỳ thi như thế nào rồi? Lúc trẻ trả lời xong, phụ huynh mới hướng dẫn thêm cho con cách chuẩn bị cho kỳ thi đúng đắn hơn.
Cuộc nói chuyện phải xuất phát từ sự đồng cảm, tránh sự giận dữ. Ví dụ, hỏi về kỳ thi, nếu trẻ cho biết nó cảm thấy khó đạt điểm để qua (hoặc đậu) kỳ thi, thay vì yêu cầu con học hành chăm chỉ hơn, bố mẹ nên thông cảm: “Kỳ thì thật không dễ dàng nhỉ?”. Với sự thông cảm này, đứa trẻ sẽ cảm thấy nó không bị đổ lỗi, không mặc cảm và sẽ tìm cách học ôn tốt hơn.
Còn khi bố mẹ không đồng ý với thói quen xấu của con? Ví dụ như chúng sa đà vào máy tính, điện thoại thông minh? Với trẻ tuổi teen, chúng ta chớ vội phê phán. Hãy bàn bạc và trao đổi với chúng, đưa ra giải pháp chung, như: Dùng máy tính, điện thoại như thế nào, thời gian trong bao lâu?...
Cuối cùng với trẻ tuổi teen, bạn nên xin lỗi nếu mình mắc sai lầm nào đó với chúng. Tuyệt vời hơn nên hỏi: “Con nghĩ làm cách nào để bố mẹ sửa sai nhỉ?”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ