Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cận cảnh người dân rốn lũ Hà Tĩnh sau cô lập

Kinhtedothi- Chiều 21/10, nước lũ tại khu vực huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) đang rút dần, nhiều đoàn tình nguyện cứu trợ tiếp tục vận chuyển, tiếp tế lương thực và nước uống vào vùng tâm lũ.

Sau những ngày bị cô lập, nước đã rút dần, các đoàn cứu trợ đã tiếp cận được vùng “rốn lũ”, nhìn những cụ ông, cụ bà, trẻ em cầm trên tay những hộp cơm, nắm xôi ăn ngon lành khiến nhiều người phải trào nước mắt.

Sự chia sẻ ấm lòng người dân Hà Tĩnh

Nở nụ cười trên khuôn mặt nhợt nhạt vì phải lăn lộn trong nước lũ mấy ngày qua, ông Hữu (64 tuổi, thôn Tân Mỹ, xã Cẩm Duệ) cho biết: "Ngày 18/10 nước lũ bắt đầu lên nhanh, đường bắt đầu ngập sâu, đến trưa 19/10, hồ Kẻ Gỗ tăng lưu lượng xả khi đó chúng tôi chỉ biết nhìn nước lên mà không làm được gì. Ngày 20/10 chúng tôi chỉ biết cố thủ trên tầng 3 nhà của 1 người dân, trong phòng có tất cả 13 người, thức ăn đã cạn kiệt".

Đang cầm nắm xôi của đoàn cứu trợ vừa mang đến, em Võ Hữu Bảo Nam (11 tuổi, thôn Tân Mỹ, xã Cẩm Duệ) nói rằng, đã ba ngày ở trên nóc nhà và cũng chừng ấy thời gian em đã phải ăn mì tôm để chống đói.

 Trẻ em nơi đây đã phải ăn mì tôm để chống đói

Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Hà Văn Bình cho biết, hiện nay hầu hết các xã đang bị ngập, trong đó có những xã là chịu ảnh hưởng nặng nhất là Cẩm Vịnh, Cẩm Mỹ, Cẩm Thành, Cẩm Duệ. Công tác tiếp tế lương thực đang tiếp tục triển khai.

“Huyện đã huy động lượng lớn các phương tiện, nhân lực để cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân vũng lũ. Đảm bảo cho người dân có đầy đủ thực phẩm, nước uống trong những ngày này”, ông Hà Văn Bình nói.

Những hình ảnh được ghi nhận tại vùng rốn lũ trong chiều 21/10:

 Nhiều đoạn đường ở xã Cẩm Duệ vẫn chìm trong nước lũ
 Phương tiện di chuyển nhanh nhất lúc này là thuyền, cano.
Cụ ông vui mừng khi nhận được nắm xôi do đội tình nguyện mang đến
 Anh Nguyễn Huy Cường (xã Cẩm Duệ) đang ăn trưa trên mái nhà.
 Các đội tình nguyện mang thức ăn, nước uống vào sâu trong vùng ngập lụt
 Vẫn còn có nhiều nơi ngập sâu trên 3m, lực lượng cứu hộ rất khó khăn khi tiếp cận
 Người dân bật khóc khi nhận được thực phẩm cứu trợ

 Người dân đi thuyền nhận đồ cứu trợ
 Người dân dọn nhà khi nước đã rút hết
Thuyền vẫn đang là phương tiện di chuyển của người dân lúc này
Vẫn còn hàng trăm nhà dân bị nước lũ nhấn chìm.
 Gia súc bị chết đuối nằm la liệt
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ