Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cần làm gì khi có biểu hiện hô hấp hậu Covid-19

Kinhtedothi - Theo WHO, đa số người bệnh hồi phục hoàn toàn sau khi mắc Covid-19, nhưng có từ 10 đến 20% bị ảnh hưởng lâu dài biểu hiện ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, gọi đó là tình trạng hậu Covid-19.

Đa số gặp ở bệnh nhân có bệnh nền

Đa số người mắc triệu chứng hậu Covid-19 thường gặp ở người bệnh nặng, phải nhập viện, đặc biệt ở nhóm phải can thiệp thở máy, nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực, cao tuổi, có nhiều bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, nghiện hút thuốc lá, nghiện rượu, bệnh thận mạn tính.

Ở  những bệnh nhân có những kết quả xét nghiệm trong  khi điều trị Covid-19 thấy giảm bạch cầu Lympho, giảm tiểu cầu, tăng D- dimer, tăng LDH, Troponin, tăng CRP, tăng Feritin, tăng IL-6, rối loạn đông máu, thì dễ mắc hậu Covid-19 hơn. Một số yếu tố nguy cơ khác như có trên 5 triệu chứng ở tuần đầu mắc bệnh, bệnh nhân là phụ nữ từ 50 đến 60 tuổi và bị bội nhiễm thì cũng dễ mắc hậu Covid-19.

Tuy nhiên, không giống như một số loại hội chứng hậu bệnh lý khác,  hậu Covid -19  có thể xảy ra với bất kỳ ai đã bị mắc Covid-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ, hoặc thậm chí trong thời gian mắc bệnh họ không có triệu chứng. Nhiều tài liệu cho thấy, có từ 10-35% bệnh nhân Covid-19, không cần nhập viện vẫn bị hậu Covid, bất kể tình trạng bệnh nền. Còn nhóm bệnh nhân có bệnh nền, cần nhập viện vì Covid-19, có tỉ lệ bị hậu Covid lên đến 80%. Bệnh nhân bị hậu Covid-19  với các biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan, hệ thống trong cơ thể như  hô hấp, tim mạch, thần kinh- tâm thần, ngoài da và toàn thân… nhưng phổ biến hơn cả là di chứng ở cơ quan hô hấp (chiếm khoảng 50% tổng số biểu hiện hậu Covid-19).

Biểu hiện hô hấp hậu Covid-19

 Hay gặp nhất là khó thở và ho kéo dài, đau ngực, huyết khối, thuyên tắc động mạch phổi, đặc biệt là xơ phổi mô kẽ hậu Covid-19.

Khó thở và ho kéo dài, đau ngực, thường mắc kéo dài sau khi điều trị Covid-19, là hiện tượng thường xảy ra sau nhiễm virus đường hô hấp nói chung với triệu chứng chính là  ho,  thường chỉ ho khan, thở khò khè, nặng ngực, thường gặp ở bệnh nhân trong khi mắc Covid-19 có tăng IL-6 và  lipocalin-2, các biệu hiện như vậy được nằm trong  một hội chứng  gọi là hội chứng tăng phản ứng đường thở sau viêm.

 

Huyết khối, thuyên tắc động mạch phổi: Bệnh nhân có thể bị tổn thương  mạch máu nhỏ ở phổi, mắc huyết khối lớn và nhỏ đã xảy ra ở giai đoạn sớm của Covid-19, hiện tượng này xảy ra ở Covid-19 nhiều hơn các bệnh virus khác. Mặt khác, tình trạng tăng đông có thể kéo dài qua thời kỳ  hậu Covid-19.  Cơ chế huyết khối, thuyên tắc động mạch phổi  là do máu ứ  trệ, tổn thương nội mạc mạch máu và tăng đông. Đo thrombomodulin có thể theo dõi tình trạng tổn thương nội mạc còn tiếp tục hay không. Tình trạng tăng đông còn có thể do viêm kéo dài biểu hiện bằng xét nghiệm IL-6 và lipocalin-2 vẫn còn cao  và  có kháng thể Antiphospholipid.

Khi bệnh nhân có các biểu hiện như: Khó thở, đau tức ngực, ho và có thể ho ra máu, cần xét nghiệm D-dimer và kiểm tra xquang phổi, điện tim, siêu âm tim, nếu nghi ngờ thuyên tắc động mạch phổi cần chụp CT-Scan ngực có thuốc cản quang để chẩn đoán xác định huyết khối động mạch phổi.

 Xơ phổi mô kẽ hậu Covid-19: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của hậu Covid-19,  cơ chế được giải thích là do CRP, IL-6 và LDH tăng cao hoạt hóa fibroblast gây xơ phổi. TGF-β: Cytokine quan trọng nhất trong giai đoạn phục hồi tổn thương nhu phổi sau viêm, là tác nhân gây xơ phổi, TGF-β tăng làm giảm ACE-2 và tăng Angiotensin II làm  tăng sinh fibroblast, chúng di chuyển vào nhu mô phổi, hình thành hóa thành myofibroblast, hoạt hóa và gây tích tụ ở gian bào ngoại bào.

Xơ phổi mô kẽ thường xảy ra nhiều ở những bệnh nhân thở máy, viêm phổi nặng, hút thuốc, nghiện rượu, và khi điều trị oxy liều cao  gây stress oxy hóa, chấn thương do thở máy cũng làm tăng khả năng xơ phổi. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là xơ phổi vẫn có thể xảy ra ở những bệnh nhân Covid-19 nhẹ, điều trị ngoại trú, trẻ tuổi. Biểu hiện lâm sàng là những bệnh nhân này khó thở thường xuyên, tăng khi gắng sức, nặng hơn là phụ thuộc thở oxy, mệt mỏi, trên phim CT Scan ngực tổn thương xơ tiến triển ở mô kẽ kết hợp tổn thương kính mờ 2 phổi, đo chức năng hô hấp bệnh nhân có rối loạn thông khí hạn chế biểu hiện bằng  giảm rõ rệt FVC và giảm khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch phổi (đo Dlco giảm rõ), đo khí động mạch có giảm oxy rõ, nếu nặng có biểu hiện suy hô hấp.

Người bệnh cần làm gì?

Khi thấy có những biểu hiện trên sau khi mắc Covid-19, người bệnh nên tìm đến nhân viên y tế để được xác định tình trạng bệnh và hướng dẫn điều trị triệu chứng và những chăm sóc sức khỏe cần thiết. Tuy nhiên, bệnh nhân không quá hoang mang lo lắng. Nếu bệnh nhân trẻ, không bệnh nền, điều trị ngoại trú chỉ tái khám nếu khi có triệu chứng hô hấp kéo dài, đối với bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh nền, Covid-19 trung bình đến nặng nhưng không cần nhập viện thì nên tái khám 3 tuần kể từ ngày khởi phát. Còn bệnh nhân nặng, điều trị ở bệnh viện, phải tái khám trong vòng 1 tuần kể từ khi xuất viện, tối đa là 2-3 tuần.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thoát bệnh nhờ giảm cân an toàn, chuẩn y khoa

Thoát bệnh nhờ giảm cân an toàn, chuẩn y khoa

12/01/2025 | 22:09

Kinhtedothi - Sau 3 tháng ra mắt, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng. Nhiều người đã bày tỏ niềm hạnh phúc khi giảm cân thành công, cải thiện sức khỏe, không còn phải uống thuốc huyết áp, giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tránh nguy cơ phải thay khớp và đột quỵ.

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

10/01/2025 | 13:22

Kinhtedothi - Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv. thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae) vị thuốc này được ghi đầu tiên ở sách Bản kinh. Còn có tên là Mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đi bộ quá nhiều?

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đi bộ quá nhiều?

10/01/2025 | 09:06

Kinhtedothi - Đi bộ không chỉ là cách đơn giản và hiệu quả để duy trì thể lực mà còn là cách để kéo dài tuổi thọ và giảm cân nhanh. Tuy nhiên, nếu đi bộ quá nhiều sẽ gây ra những tổn thương nguy hiểm.

Nút mạch tuyến tiền liệt cho bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu

Nút mạch tuyến tiền liệt cho bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu

08/01/2025 | 14:34

Kinhtedothi - Bệnh nhân 72 tuổi có khối lượng tuyến tiền liệt “siêu lớn” 82g (gấp khoảng 4 lần bình thường) đang sử dụng thuốc chống đông máu, phải sống chung với rối loạn tiểu tiện nhiều năm. Nhờ giải pháp nút mạch tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Hồng Ngọc bệnh nhân đã được điều trị dứt điểm.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ