Cẩn trọng với tác dụng phụ của giấy thấm dầu
Kinhtedothi - Nhiều chị em có thói quen sử dụng giấy thấm dầu trong mùa hè, nhưng bạn hãy thận trọng hơn nhé.,giấy thấm dầu, sử dụng giấy thấm dầu, mùa hè
Giấy thấm dầu là gì?
Giấy thấm dầu là một sản phẩm có dạng mỏng, được dùng để thấm hút lượng dầu nhờn dư thừa trên da mặt. Giấy thấm dầu có thể làm bằng sợi thiên nhiên cellulose hoặc sợi nhân tạo, sợi tổng hợp như polyme.
Tùy theo định hướng của nhà sản xuất, trong thành phần của loại giấy này có thể thêm một số chất phụ gia như: Acid Salicylic giúp kháng viêm ngừa mụn, phấn trang điểm để bổ sung cho lớp trang điểm, chất bảo quản, hương liệu…
Ngoài dạng giấy như bình thường, hiện nay trên thị trường còn có phim thấm dầu. Đặc điểm của phim thấm dầu là có khả năng thấm hút gấp 3 lần dạng giấy, giúp kiểm soát bã nhờn trên da hiệu quả hơn.
Một số tác dụng ngược của việc sử dụng giấy thấm dầu
Nhiều người cũng phải đối mặt với tác dụng làm se da của giấy thấm dầu, có thể gây kích ứng da và phát ban. Các bác sĩ da liễu cho rằng giấy thấm thực sự không cần thiết vì chúng hấp thụ dầu tự nhiên trên da của chúng ta.
Phương pháp kiểm soát dầu này có thể giúp da bạn bớt nhờn hơn trong thời gian ngắn. Sau đó, bạn có thể cần một tờ giấy thấm khác. Đây thực sự không phải là cách khả thi và tiện lợi để điều trị làn da dầu.
Thay vì vội vàng sử dụng giấy thấm dầu, tốt hơn hết bạn nên tìm hiểu gốc rễ của vấn đề, tức là tìm ra nguyên nhân gây ra da nhờn. Tại sao da bạn lại nhờn? Sản phẩm chăm sóc da hàng ngày của bạn có phù hợp với làn da của bạn không? Hay sự cân bằng nội tiết tố của bạn đang ảnh hưởng đến việc sản xuất bã nhờn trên da?
Điều quan trọng là cố gắng hạn chế sử dụng giấy thấm dầu. Để tìm ra câu trả lời và giải pháp phù hợp cho làn da của mình, tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ da liễu để tìm ra nguyên nhân chính xác khiến da nhờn,tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ da liễu để biết nguyên nhân chính xác gây ra làn da nhờn, đồng thời chuyên gia có thể giúp bạn tìm ra cách điều trị phù hợp.
Quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà
Kinhtedothi – Trên địa bàn quận Hà Đông, thời gian gần đây, các ca mắc Covid-19 tăng cao, phần lớn là các ca bệnh nhẹ, ít triệu chứng. Để hỗ trợ tốt cho việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà, quận đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Hệ tiêu hóa - Hệ miễn dịch: Mối liên kết cho sức khỏe
Kinhtedothi - Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch đều đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe con người. Nhưng ít ai biết rằng, 70% hệ miễn dịch biểu mô tập trung ở hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa cũng là nơi tham gia sản xuất các yếu tố miễn dịch cho cơ thể.
8 loại cây cảnh không nên trồng trong nhà vì có thể gây hại cho sức khỏe
Kinhtedothi - Một số cây trồng trong nhà dưới đây có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn nên biết.