Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cảnh giác với lừa đảo xin việc

Kinhtedothi - Hiện nay, những vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn môi giới xin việc làm, “chạy” trường, “chạy” án… vẫn liên tiếp được cơ quan chức năng phát hiện, xử lý.

Thực tế loại hình lừa đảo này không mới, tuy nhiên các đối tượng xấu ngày càng có thêm những chiêu trò khiến nhiều người nhẹ dạ vẫn trở thành nạn nhân.

 Ảnh minh họa

Điển hình của chiêu trò mới nhằm lừa đảo thông qua môi giới xin việc là của đối tượng Nguyễn Văn Điệp (SN 1984, quê tại tỉnh Phú Thọ, tạm trú tại Hà Nội). Theo tài liệu điều tra của cơ quan công an, với chủ định lừa đảo nên Điệp thường khoe khoang với mọi người là đang làm tại một ngân hàng ở quận Đống Đa, Hà Nội nên có rất nhiều mối quan hệ thân thiết với các giới lãnh đạo, có khả năng xin học và làm việc trong nhiều cơ quan Nhà nước quan trọng… Tin tưởng, nhiều người đã đồng ý đứng ra làm trung gian, giới thiệu họ hàng, người quen để nhờ Điệp xin việc, xin học. Để tạo sự tin tưởng, Điệp đồng ý nhận hồ sơ năng lực và tiền môi giới với những hứa hẹn chắc chắn về thời gian. Sau đó, Điệp đưa nạn nhân những giấy hẹn thử việc, gọi nhập học… và cả số điện thoại liên hệ những người mà mình đã nhờ cậy trong lĩnh vực đó. Thực tế, giấy hẹn là do Điệp tự làm giả mạo, số điện thoại liên hệ là một số khác của chính Điệp. Khi nạn nhân liên hệ theo số điện thoại, Điệp trực tiếp nghe máy, giả làm cán bộ nơi đang xin việc hẹn tiếp đón. Tuy nhiên, khi đến nơi hẹn thì Điệp xuất hiện gặp nạn nhân và đưa ra những tình huống vị “cán bộ” bận đột xuất chưa gặp gỡ được... Với thủ đoạn nêu trên, tính từ tháng 9/2015 – 3/2017, Điệp đã lừa đảo gần 40 nạn nhân với tổng số tiền lên đến hơn 7 tỷ đồng… Hiện tại, Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can đối với Điệp để tiếp tục điều tra mở rộng hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đấu tranh, ngăn chặn với loại tội phạm này, ngoài việc phát hiện, xử lý nghiêm của cơ quan công an thì người dân cần nâng cao nhận thức, nêu cao tinh thần cảnh giác. Nhu cầu cần việc làm tốt, ổn định là cần thiết, người dân nên tìm hiểu và tự nộp đơn xin việc theo lĩnh vực của mình tại các cơ quan có nhu cầu. Không nên phó mặc vấn đề xin việc làm cho người môi giới, trung gian. Nhất là trong trường hợp được gợi ý nộp trước một khoản tiền lớn sẽ tiềm ẩn cao nguy cơ là nạn nhân của các đối tượng lừa đảo.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ