Cập nhật kịch bản dịch Covid-19: Virus SARS-CoV-2 tiếp tục tiến hóa?
Kinhtedothi - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố bản cập nhật đánh giá về dịch Covid-19, theo đó WHO đã nêu ra 3 kịch bản dịch bệnh có thể diễn biến trong năm nay.
Phát biểu trong cuộc họp báo, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Dựa trên những gì mà chúng tôi đánh giá, kịch bản có khả năng xảy ra nhất là virus SARS-CoV-2 tiếp tục tiến hóa nhưng mức độ nghiêm trọng của dịch sẽ giảm xuống theo thời gian, khi khả năng miễn dịch tăng lên nhờ vaccine và lây nhiễm".
Tuy nhiên, người đứng đầu WHO cũng cảnh báo những đợt gia tăng số ca nhiễm và tử vong sẽ xảy ra theo giai đoạn, khi miễn dịch suy giảm. Điều này có thể khiến việc tiêm bổ sung cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương là cần thiết.
Ngoài ra, ông Tedros cũng cho biết hai kịch bản còn lại là các biến thể ít nguy hiểm hơn sẽ xuất hiện và khi đó các mũi vaccine tăng cường hoặc công thức vaccine mới có thể sẽ không cần thiết, hoặc một biến chủng mới sẽ xuất hiện và sẽ khiến khả năng chống lây nhiễm của vaccine giảm xuống nhanh chóng.
Trên đây là bản cập nhật thứ ba của Kế hoạch chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó chiến lược được WHO công bố. Theo Reuters, ông Tedros hy vọng đây có thể sẽ là bản cập nhật cuối cùng mà WHO đưa ra. Báo cáo đầu tiên đã được tổ chức này công bố vào tháng 2-2020, thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát.
Ông Tedros tiếp tục kêu gọi đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng hơn với vaccine, nói rằng đây là công cụ hiệu quả nhất hiện có giúp kiểm soát đại dịch Covid-19. Ông đề nghị áp dụng công nghệ mới để đảm bảo sản xuất và phân phối vaccine công bằng hơn. Người đứng đầu WHO nói: "Điều cần thiết là phải tăng cường sản xuất vắc xin trong nước, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, để tăng tính độc lập và thúc đẩy quyền tự chủ".
Ông Tedros nhắc lại rằng đại dịch Covid-19 sẽ không phải là "đại dịch cuối cùng" mà thế giới phải đối mặt. Tuy nhiên, chính phủ các nước có thể làm việc cùng nhau để chuẩn bị tốt hơn cho bất kỳ chuyện gì có thể xảy ra trong tương lai.
![Chuyển nguồn kinh phí phòng, chống dịch Covid-19](https://resource.kinhtedothi.vn/2022/03/29/293-3656.jpg)
Chuyển nguồn kinh phí phòng, chống dịch Covid-19
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29/3/2022 cho phép chuyển nguồn kinh phí phòng, chống dịch Covid-19 đã giao dự toán năm 2021 cho Bộ Y tế chưa sử dụng hết sang năm 2022 sử dụng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
![Trẻ bị nhiễm Covid-19, dấu hiệu nào cần đi bệnh viện?](https://resource.kinhtedothi.vn/2022/03/30/be-nhiem-covid.jpg)
Trẻ bị nhiễm Covid-19, dấu hiệu nào cần đi bệnh viện?
Kinhtedothi - Nhiều phụ huynh băn khoăn trẻ bị nhiễm Covid-19, sốt cao nên sử dụng thuốc gì, có cách nào để giảm ho, liệu có nên cho trẻ xông hay không? Xung quanh vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trần Nam - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng TP đã có những chia sẻ.
![Chăm sóc tại nhà đối với phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh mắc Covid-19](https://resource.kinhtedothi.vn/2022/03/31/tre-mac-covid.jpg)
Chăm sóc tại nhà đối với phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh mắc Covid-19
Kinhtedothi - Trong suốt quá trình mang thai cũng như khi sinh người phụ nữ phải trải qua giai đoạn hết sức vất vả về thể chất cũng như tinh thần. Nhất là trong tình hình hiện nay, nhiều phụ nữ mang thai, trẻ mắc Covid-19, chăm sóc thế nào cho đúng?