Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trẻ bị nhiễm Covid-19, dấu hiệu nào cần đi bệnh viện?

Kinhtedothi - Nhiều phụ huynh băn khoăn trẻ bị nhiễm Covid-19, sốt cao nên sử dụng thuốc gì, có cách nào để giảm ho, liệu có nên cho trẻ xông hay không? Xung quanh vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trần Nam - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng TP đã có những chia sẻ.

Câu hỏi: Trong lớp con tôi đi học, có bé dương tính với Covid-19, hiện con tôi có triệu chứng sốt, ho, liệu con tôi có bị lây bệnh?

Trả lời: Chỉ có xét nghiệm mới biết bé đã bị nhiễm mà thôi, không có xét nghiệm thì chỉ là nghi ngờ. Hiện nay có thể xét nghiệm bằng phương pháp RT -PCR hoặc test nhanh. Thuận tiện nhất là làm xét nghiệm tìm kháng nguyên nhanh qua dịch tị hầu có bán tại các nhà thuốc. Gia đình có thể tham khảo cách thực hiện trên mạng và có kết quả sau 10 phút. Nhiều bé nhỏ hoặc quấy quá không hợp tác cho bố mẹ làm xét nghiệm thì có thể đưa đến các cơ sở y tế để thực hiện.

Câu hỏi: Bé bị nhiễm Covid-19, biểu hiện sốt cao, nên sử dụng thuốc hạ sốt gì?

Trả lời: Có thể cho bé sử dụng Paracetamol 10 -15mg/kg/ mỗi lần khi sốt, sau khi uống hạ sốt 1 tiếng nhớ cặp nhiệt độ xem có “giảm nhiệt độ” không (chứ không phải bé hết sốt). Mỗi 4 đến 6 tiếng cặp nhiệt độ xem có sốt cao không, để có thể dùng thuốc lại thuốc hạ sốt.

Câu hỏi: Bé ho nhiều quá, có phương pháp nào giảm bớt ho không?

Trả lời: Có thể cho bé uống nhiều nước ấm, mỗi lần cho 1/2 li nước ấm, thường xuyên. Uống thêm các nước bù điện giải nếu sốt cao sẽ tốt cho bé, vừa có tác dụng giảm ho, vừa giúp bé bớt sốt. Dùng thêm các siro ho thảo dược giúp cơn ho nhẹ hơn.

Câu hỏi: Khi nuốt bé bị đau họng, cha mẹ cần phải xử lý như thế nào? Khi trẻ bị nhiễm Covid-19, có thuốc đặc trị nào không?

Trả lời: Đối với bé lớn có thể xúc miệng nước muối thì cho bé khò nước muối loãng nhiều lần, còn bé nhỏ thì uống nước ấm cũng giúp bớt đau họng. Trẻ dùng thuốc theo triệu chứng, có triệu chứng nào thì điều trị triệu chứng đó, không có thuốc đặc trị chung cho mọi loại triệu chứng. Đối với thuốc kháng virus, không được dùng cho trẻ 18 tuổi.  

Câu hỏi: Bé ăn uống ít, thậm chí nôn ói, cần xử lý ra sao và bé có cần kiêng gì khi nhiễm Covid-19 không?

Trả lời: Khi trẻ bị nôn,  có thể cho bé tạm nghỉ ăn uống trong 1 - 2 tiếng để bớt kích thích ruột. Sau đó cho bé ăn ít một bằng thìa các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu, ăn nhiều bữa trong ngày, ăn những món bé thích .

Còn có kiêng gì không, kiêng nhiều lắm nhé. Kiêng tự ý uống thuốc không rõ loại hay truyền tay trên mạng mà không có chứng cứ, uống kháng sinh kháng viêm bừa bãi. Kiêng những thực phẩm nghe đồn này nghe đồn nọ làm tăng sức đề kháng (mà chẳng có kiểm chứng). Kiêng xông hơi, xông tùm lum mọi thứ…

Câu hỏi: Khi trẻ bị nhiễm Covid-19, cần cách ly hay cho trẻ ở chung với mọi người trong gia đình?

Trả lời: Những người cùng bị nhiễm có thể ở chung phòng với nhau. Ngay khi có biểu hiện nghi ngờ hoặc xét nghiệm dương tính cần tránh những người già, người bệnh mạn tính để hạn chế lây cho những người này.

Câu hỏi: Có cần làm xét nghiệm mỗi ngày không để biết “vạch đậm, vạch mờ” và khi nào hết dương tính không?

Trả lời: Chỉ cần mỗi 5 ngày làm lại cho đến khi còn 1 vạch là được nhé. Đa số âm tính sau 1 tuần đến 10 ngày kể từ lúc phát bệnh. Tuy nhiên, trẻ em đa số các triệu chứng sẽ bớt sau 2 ngày. Thời gian còn lại cần cách li để hạn chế lây nhiễm cho những người khác. Không nên chủ quan là bé hết triệu chứng là khỏi bệnh.

Câu hỏi: Dấu hiện nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?

Trả lời: Khi trẻ có triệu chứng sau, cần đưa đi bệnh viện: Ho liên tục, cảm giác tức ngực, khó thở; sốt trên 3 ngày;  đo spo2 còn 95% trở xuống; nôn tất cả mọi thứ, không ăn uống gì được. Ngoài ra, khi trẻ có biểu hiện lạ mà phụ huynh không yên tâm, không hỏi được ai thì cũng nên đưa trẻ đi khám tại bệnh viện.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thoát bệnh nhờ giảm cân an toàn, chuẩn y khoa

Thoát bệnh nhờ giảm cân an toàn, chuẩn y khoa

12/01/2025 | 22:09

Kinhtedothi - Sau 3 tháng ra mắt, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng. Nhiều người đã bày tỏ niềm hạnh phúc khi giảm cân thành công, cải thiện sức khỏe, không còn phải uống thuốc huyết áp, giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tránh nguy cơ phải thay khớp và đột quỵ.

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

10/01/2025 | 13:22

Kinhtedothi - Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv. thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae) vị thuốc này được ghi đầu tiên ở sách Bản kinh. Còn có tên là Mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đi bộ quá nhiều?

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đi bộ quá nhiều?

10/01/2025 | 09:06

Kinhtedothi - Đi bộ không chỉ là cách đơn giản và hiệu quả để duy trì thể lực mà còn là cách để kéo dài tuổi thọ và giảm cân nhanh. Tuy nhiên, nếu đi bộ quá nhiều sẽ gây ra những tổn thương nguy hiểm.

Nút mạch tuyến tiền liệt cho bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu

Nút mạch tuyến tiền liệt cho bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu

08/01/2025 | 14:34

Kinhtedothi - Bệnh nhân 72 tuổi có khối lượng tuyến tiền liệt “siêu lớn” 82g (gấp khoảng 4 lần bình thường) đang sử dụng thuốc chống đông máu, phải sống chung với rối loạn tiểu tiện nhiều năm. Nhờ giải pháp nút mạch tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Hồng Ngọc bệnh nhân đã được điều trị dứt điểm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ