Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cấp thuốc bảo hiểm dài ngày cho người bệnh

Kinhtedothi - Thông tin trên báo chí cho biết, Bộ Y tế đang xem xét đề xuất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, điều chỉnh việc cấp thuốc cho người bệnh mãn tính, như người tiểu đường, huyết áp cao… đã điều trị ổn định, từ 30 ngày lên 90 ngày.

Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân và quyết định thời gian kê đơn, cấp thuốc phù hợp cho người bệnh.

Đây là thông tin được rất nhiều người hoan nghênh, bởi có bệnh phải đi khám hằng tháng sẽ thấy điều này có ý nghĩa như thế nào.

Một bệnh nhân giấu tên kể: “Tôi bị tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu… Khi đi đến bệnh viện khám theo chế độ bảo hiểm y tế, mấy tháng đầu tôi thường được đo huyết áp, xét nghiệm máu, đo diện tim… Nhưng các tháng sau, chủ yếu là nhận thuốc. Nhưng do bệnh nhân đông nên phải xếp hàng lấy số từ sáng, có khi đến chiều mới đến lượt rất mệt mỏi…”.

Đó là tình trạng chung của nhiều người đi khám bảo hiểm y tế. Nhiều người nói rằng, không có lý do gì khi đi khám, bác sĩ gần như chỉ hỏi vài câu rồi mở máy tính ra xem và kê đơn thuốc như cũ nhưng cứ phải đến thường xuyên.

Việc kéo giãn thời gian cấp thuốc cũng sẽ giảm tải ở nhiều bệnh viện, bởi đơn giản mỗi buổi khám sẽ giảm được một nửa, thậm chí hai phần ba, số người đợi khám.

Điều đáng nói là, đề xuất nói trên lẽ ra được thực hiện thí điểm ở một vài bệnh viện tại Hà Nội từ đầu tháng 10 năm nay. Các bệnh viện sẽ thí điểm trong vòng 6 tháng, sau đó Bộ Y tế sẽ có đánh, giá, tổng kết rồi đưa vào Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định về kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú một cách phù hợp. Tuy nhiên, các bệnh viện vẫn đang phải chờ quyết định và hướng dẫn mới từ Bộ Y tế nên chưa làm thí điểm được.

Suy cho cùng, người bệnh có quyền lợi về bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm y tế, là do chính sự đóng góp của họ về mặt tài chính.

Do đó, chính sách bảo hiểm, ngoài việc bảo đảm quỹ không bị lợi dụng, cần hướng tới lợi ích cho người bệnh. Việc tìm cách giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc nhận được quyền lợi (có thuốc điều trị) dễ dàng là điều cần nghĩ tới, bởi lâu nay nỗi khổ khi đi khám bảo hiểm đã được báo chí nhắc nhở nhiều. Kéo dài thời gian cấp phát thuốc từ 1 tháng lên 3 tháng khi bệnh mãn tính đã được điều trị ổn định là việc nên triển khai càng sớm càng tốt.

Điều không đáng lo về hiệu quả điều trị đó là: chỉ định cho thuốc kéo dài trong bao lâu phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ điều trị. Chính bác sĩ với quy định mới kéo dài ngày cho thuốc sẽ có tiếng nói cuối cùng, phù hợp với quy trình khám và điều trị bệnh, đề cao hơn nữa trách nhiệm của thầy thuốc điều trị,

Khám bảo hiểm là một trong những chính sách ưu việt của nước ta. Chính sách này ngày càng phải được bao phủ rộng hơn, đến mọi tầng lớp người dân. Do đó, chúng ta lại càng cần cho nó trở nên cần thiết với người dân hơn, trong đó có việc bớt thời gian đi khám và chờ đợi không cần thiết.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tại sao mức phạt tăng?

Tại sao mức phạt tăng?

10/01/2025 | 13:16

Kinhtedothi - Những ngày gần đây dư luận tập trung chú ý đến nhiều mức phạt vi phạm khi tham gia giao thông.

Ám ảnh... chân mày phong thủy

Ám ảnh... chân mày phong thủy

03/01/2025 | 09:29

Kinhtedothi - Anh B. là công nhân thợ hàn rất giỏi tay nghề, siêng năng. Anh là một người trong nhóm thợ giỏi nhất của công ty, thường xuyên được cử làm những công trình khó; có khi đi sang Thái Lan, Hàn Quốc... để hàn những mối hàn phức tạp.

Hài nhảm trên mạng xã hội

Hài nhảm trên mạng xã hội

27/12/2024 | 09:55

Kinhtedothi - Đó là nỗi lo có thật và ngày càng lớn dần lên vì những loại nhảm nhí này xuất hiện ngày càng nhiều.

Không sử dụng điện thoại trên lớp

Không sử dụng điện thoại trên lớp

20/12/2024 | 10:01

Kinhtedothi - Mới đây, nhóm phụ huynh của một trường học tại Hà Nội nhận được thông báo của nhà trường về việc thực hiện mô hình “Lớp học không điện thoại”.

Pháo nổ tự chế - đến hẹn lại lo

Pháo nổ tự chế - đến hẹn lại lo

06/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Mới đây, một phụ huynh lo lắng ra mặt khi cô giáo chủ nhiệm lớp con mình thông báo vừa xảy ra tai nạn nổ pháo tự chế, ở trường học xã bên, học sinh chế pháo bị thương nặng.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ