Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chấn chỉnh những bất cập tại lễ hội chùa Hương

Kinhtedothi - Lễ hội chùa Hương (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) năm 2023 có nhiều đổi mới để đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách về với miền đất Phật. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng “chặt chém” giá cả, chèo kéo tranh giành khách… 

Di tích thắng cảnh Hương Sơn (Chùa Hương) là một khu di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, đã được Nhà nước xếp hạng: Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn ngày 25/12/2017. Di tích Chùa Hương bao gồm 21 Chùa – Đền và Hang động có vẻ đẹp kỳ diệu và mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Xe điện không đáp ứng được nhu cầu đi lại của du khách.

Năm nay lễ hội diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 23/1 đến hết ngày 23/4/2023 (tức từ ngày mùng 2 tháng Giêng đến ngày mùng 4 tháng 3 âm lịch). Ban tổ chức đã mở cửa đón khách mùng 2 Tết Quý Mão.

Đến hẹn lại lên, hàng triệu khách thập phương lại tấp nập về trẩy hội lễ Phật, cũng như vãn cảnh chùa Hương.

Điểm nổi bật của lễ hội chùa Hương năm nay là Ban tổ chức thí điểm mô hình chạy xe điện tại các điểm bến xe để du khách về chùa Hương có thể thuận tiện tham quan, thưởng ngoạn. Vé xe điện có giá 10.000 đồng/người/lượt, đồng giá cho các tuyến.

Xe ôm chèo kéo khách du lịch.

Dù đặt mục tiêu thu hút khách về lễ hội chùa Hương ngày càng đông nhưng Ban tổ chức vẫn chưa thể giải quyết hết những bức xúc tồn tại nhiều năm qua.

Theo ghi nhận của PV, có mặt tại chùa vào ngày mùng 3 Tết, thay vì được xe điện đưa đón vào chùa, du khách lại bắt gặp hàng trăm xe ôm đậu la liệt chèo kéo khách gây cản trở giao thông.

Hàng trăm xe ôm đậu la liệt chèo kéo khách gây cản trở giao thông.

Xe ôm đứng ngồi ở khu vực cổng vào và trong những quán cóc xung quanh. Cứ một chiếc xe ô tô chở khách chầm chậm đi vào bãi, tất cả xe ôm, không ai bảo ai, cùng chạy ùa theo xe mời chào khách với giá 10-15.000đ/1 người. Dù khách có ra hiệu không đi vẫn bị bám đuổi tới cùng.

Mỗi hành khách sẽ phải chi trả cho xe ôm từ 10-15.000 đồng.

Bên cạnh đí, còn tình trạng “chặt, chém” giá cả. Mặc dù, Ban tổ chức đã niêm yết giá dịch vụ xuồng, đò. Tuyến đò đi Hương Tích có giá 50.000 đồng/người/2 lượt. Tuyến đò đi Long Vân - Tuyết Sơn có giá 30.000 đồng/người/2 lượt. Giá vé tham quan thắng cảnh và xuồng đò là 130.000 đồng/người.

Có 4.500 xuồng, đò đã được huy động nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển trên suối Yến của du khách.

Người lái đò thường chèo kéo, mời gọi từ đoạn đường trước khi vào suối Yến cả chục km. Ngoài tiền vé, du khách còn phải trả thêm cho lái đò một số tiền nhất định tùy vào đoàn đi đông hay ít người.

Chủ thuyền cho biết: “Nếu đi thuyền chèo tay sẽ có giá 130.000đồng/người. Anh chị muốn bo thêm cho em bao nhiêu thì tùy tâm. Nếu anh chị muốn đi xuồng máy, ngoài tiền vé thăm quan của mỗi cá nhân, anh chị hỗ trợ em thêm 1.500.000đ với đoàn 7 người. Ở đây xuồng máy không được hoạt động, nếu anh chị thiện chí em bớt cho một chút”.

Mặc dù giá thăm quan và xuồng, đò đã được niêm yết nhưng chủ đò vẫn yêu cầu khách hỗ trợ thêm tiền.

Như vậy, cộng với vé vào thắng cảnh thì mỗi người phải bỏ ra khoảng   400.000đ mới được đi đò. Trong đó, số tiền phụ hỗ trợ đã gấp đôi, gấp 3 tiền vé nhà nước quy định. Bên cạnh đó, tình trạng xuồng máy hoạt động sai quy định cũng chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ.

Xuồng máy hoạt động trái quy định. 

Trao đổi với PV về vấn đề trên, ông Nguyễn Bá Hiển - Trưởng ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn cho biết,  Mùng 2 Tết Quý Mão ban tổ chức đã chính thức mở cửa đón du khách. Chúng tôi đã bố trí khoảng 50 xe điện để phục vụ đưa đón du khách. Tuy nhiên do số lượng xe điện có hạn, khách du lịch lại rất đông. Sau một ngày triển khai nhận thấy không đáp ứng được nhu cầu của toàn bộ hành khách nên ban tổ chức đã yêu cầu tăng cường thêm xe điện.

Còn về dịch vụ xuồng đò, hiện có 4.500 xuồng, đò đã được huy động nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển trên suối Yến của du khách. Số đò này được sơn lại đồng bộ màu xanh, được gắn biển số, trang bị phao cứu sinh và giỏ đựng rác. Ban tổ chức “nói không” với việc sử dụng xuồng máy, đò gắn động cơ để chở du khách. Chỉ có lực lượng chức năng mới được sử dụng xuồng máy. Ban tổ chức sẽ cho kiểm tra lại và rút kinh nghiệm.

Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc và những ca khúc về Hà Nội

Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc và những ca khúc về Hà Nội

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng, Phú Quốc, Tây Ninh dự báo đông khách dịp Tết Ất Tỵ

Đà Nẵng, Phú Quốc, Tây Ninh dự báo đông khách dịp Tết Ất Tỵ

11/01/2025 | 21:48

Kinhtedothi - Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày dự báo Đà Nẵng, Phú Quốc và Tây Ninh là những điểm đến được “săn đón” hàng đầu. Với các lễ hội đặc sắc, cảnh quan đầu tư và trải nghiệm đẳng cấp, các địa phương này hứa hẹn thu hút đông đảo du khách.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ