Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống

Kinhtedothi - Thoái hóa cột sống là một bệnh lý rất thường gặp, hầu như không thể tránh khỏi. Quá trình này thường bắt đầu ở những người trên 35 tuổi. Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc thoái hóa cột sống càng cao.

Trong đó, 57% người trên 65 tuổi có triệu chứng thoái hóa cột sống cổ, 89% người ở độ tuổi 60 - 69 có những dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng.
Thoái hóa cột sống là tình trạng tổn thương sụn khớp khối mấu khớp cột sống và đĩa đệm, dẫn đến hình thành các gai xương, có thể gây chèn ép rễ hoặc tủy thần kinh cột sống. Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực như cổ, thắt lưng, với biểu hiện chính là đau mỏi cổ, thắt lưng, đau giảm khi nghỉ ngơi, tăng khi vận động, làm việc. Khi bệnh nặng hơn có thể gây tê, dị cảm tay, chân…
 Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.

Tuy không quá nguy hiểm nhưng những cơn đau do thoái hóa cột sống sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng bệnh trầm trọng, không được chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có nguy cơ tàn tật.
Ngoài những yếu tố nguy cơ gây thoái hóa cột sống như tuổi tác, di truyền… thì các chấn thương do chơi thể thao hoặc tư thế sinh hoạt, làm việc không đúng cũng là những yếu tố khiến bệnh lý này ngày càng phổ biến hơn trong cộng đồng. Hiện nay, tỷ lệ thoái hóa cột sống ở người trẻ dưới 45 tuổi ngày càng gia tăng khiến đây không còn là căn bệnh của tuổi già như quan niệm trước đây.
Anh N.T.Đ, 36 tuổi, là một nhân viên văn phòng, thường ngồi làm việc 8 tiếng một ngày. Sau giờ làm, anh có thói quen chơi tennis cùng bạn bè. Trong một lần lên bóng, anh bị trượt chân ngã, lưng đập mạnh xuống đất nhưng vẫn sinh hoạt được bình thường.
Vài ngày sau anh thấy đau lưng dữ dội, đau lan xuống chân phải khiến anh đi lại rất khó khăn. Sau khi đến thăm khám tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, anh Đ. được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống tầng thắt lưng 4 - 5, khối thoái vị lớn chèn ép nặng rễ thần kinh thắt lưng 5 bên phải.
Sau 2 tháng điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu nhưng không hiệu quả, anh được chỉ định phẫu thuật nội soi. Sau phẫu thuật, tình hình chuyển biến tốt, anh được xuất viện sau 2 ngày và sau đó có thể đi lại, sinh hoạt bình thường. Các bác sĩ khuyên anh nên hạn chế chơi thể thao vận động mạnh để tránh gặp phải chấn thương như trước, đồng thời nên thay đổi tư thế làm việc và thực hiện những bài tập thể dục giữa giờ để tránh thoái hóa cột sống.
Chị V.M.T, 42 tuổi, quê ở Long An. Chị T. là nông dân, thường phải mang vác nặng. Chị T. chia sẻ, suốt một năm nay, chị bị đau lưng âm ỉ, thỉnh thoảng tê cả 2 chân. Chị đã tự điều trị tại địa phương bằng nhiều phương pháp như đắp thuốc, lể chích… nhưng không khỏi hẳn, chỉ giảm rồi lại tăng nặng lặp đi lặp lại nhiều lần. Một tháng trở lại đây, chị T. bị đau thắt lưng, lan xuống 2 chân, cứ đi được 100m là phải nghỉ chứ không đi tiếp được. Chị cũng không thể cúi người và mang vác nặng như trước.
Sau khi đến khám tại bệnh viện và chụp MRI cột sống, bác sĩ chẩn đoán chị T. bị thoát vị đĩa đệm và chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Sau 3 ngày, chị được xuất viện, sau đó bệnh ổn định dần, chị có thể đi lại sinh hoạt bình thường sau đó 2 tuần. Bác sĩ khuyên chị nên tránh làm việc nặng, duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để tránh bệnh tái phát.
Theo ThS BS. Nguyễn Thành Nhân - Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết: “Sai lầm trong chế độ sinh hoạt, làm việc và luyện tập thể dục thể thao là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng thoái hóa cột sống. Để phòng ngừa, nên tránh mang vác nặng, khi mang vác phải thực hiện đúng cách, chú ý thay đổi tư thế làm việc mỗi giờ, tập thêm các bài thể dục giữa giờ.
Chế độ ăn uống phải hợp lý, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích… Đặc biệt, nên cẩn trọng khi chơi các môn thể thao vận động mạnh như bóng đá, tennis… nên tập các môn nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, thể dục dưỡng sinh… để giúp cột sống khỏe mạnh, tránh nguy cơ gây tổn thương cột sống”.

ThS BS. Nguyễn Thành Nhân khuyến cáo, bệnh thoái hóa cột sống là bệnh lý thường gặp, người dân nên có hiểu biết để phòng tránh. Bên cạnh đó, khi có triệu chứng của bệnh, nên thăm khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp khác khiến bệnh trầm trọng, tốn nhiều thời gian và công sức điều trị hơn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ