Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chìa khóa của hạnh phúc

Kinhtedothi - Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 đã đi qua, những tấm gương phụ nữ điển hình cho hình ảnh “hai đảm” được nhắc đến nhiều.

Nhưng thực tế cũng cho thấy rằng, để người phụ nữ hiện đại làm tốt vai trò “giỏi việc nước, đảm việc nhà” không hề đơn giản.
Có người cho rằng, dù ở xã hội nào đi nữa, thiên chức của người phụ nữ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc "xây tổ ấm”. Vì thế, làm sao để cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp là một điều hết sức cần thiết cho người phụ nữ đương thời. Nhưng để làm được điều này, họ đã phải đấu tranh rất nhiều, hy sinh không nhỏ. Đã qua rồi cái thời người phụ nữ quanh quẩn trong xó bếp, với công việc thường thấy là giặt giũ, thổi cơm, quét nhà… Họ cũng đi làm, cũng gánh vác những công việc trọng trách nặng nề của xã hội với những áp lực lớn. Những nữ doanh nhân thành đạt trên thương trường, những nữ tiến sĩ thành công trong khoa học, những nữ nhà báo, nữ văn nghệ sĩ nổi tiếng... bây giờ đã không còn là chuyện hiếm. Họ là những người phụ nữ thành đạt, song họ vẫn luôn phải trăn trở, băn khoăn trước "bài toán" gia đình và sự nghiệp. Bởi không ít người phụ nữ thành đạt, công danh sự nghiệp rạng ngời mà con cái hư hỏng, nghiện ngập, gia đình lục đục, “bát đũa xô nhau”…
 Ảnh minh họa
Người ta thường ví vai trò của phụ nữ trong gia đình như “người giữ lửa”, vì thế khi họ rời bỏ những công việc gia đình, chăm sóc con cái, họ cũng tự mình đánh mất vai trò ấy. Nhiều người chồng sau giờ làm việc không muốn trở về nhà ngay cũng một phần chỉ vì người vợ không còn là một người vợ, người mẹ trong gia đình đúng nghĩa nữa. Thực tế đã cho thấy, tỷ lệ ly hôn hoặc không lập gia đình ở những phụ nữ thành đạt thường cao hơn những phụ nữ bình thường. Một nữ giám đốc đã chia sẻ: Khi chưa lập gia đình, chị vẫn nghĩ vì sao phụ nữ cứ phải buộc chặt vào gia đình, bếp núc... Nhưng sau khi kết hôn, chị nhận ra rằng người phụ nữ dù có thành đạt đến đâu, có chức vụ cao đến mấy thì vẫn không thể xem là thành đạt nếu gia đình họ không hạnh phúc, êm ấm, không có bữa cơm ngon, con cái không được chăm sóc tốt...
Cuộc sống ngày càng đòi hỏi người phụ nữ phải không ngừng học hỏi, phấn đấu để có nền tảng văn hóa vững vàng và tri thức sâu rộng. Văn hóa không chỉ giúp người phụ nữ làm tốt vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình mà còn đưa người phụ nữ bước ra cộng đồng xã hội một cách tự tin. Nhiều phụ nữ vừa thành đạt vừa hạnh phúc đã đúc kết nên những kinh nghiệm từ chính cuộc sống của họ. Một phụ nữ làm trong một công ty nước ngoài đã chia sẻ: Chị sống trong một gia đình có ba thế hệ, lại là con dâu trưởng, chồng chị cũng là giám đốc một DN tư nhân, công việc bận rộn, công việc của chị ở cơ quan cũng không nhàn rỗi gì. Nhưng chị luôn dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để chăm sóc, dạy hai con học. Theo chị để giữ gìn hạnh phúc gia đình, người phụ nữ phải biết dung hòa giữa nhu cầu cá nhân và lợi ích chung của gia đình. Đàn ông thường được coi là trụ cột gia đình, còn phụ nữ là sợi dây bền chặt, mềm dẻo để giữ cho gia đình là một tổ ấm.
Nhiều khảo sát về hạnh phúc gia đình đã chỉ ra rằng, có không ít phụ nữ luôn dành hết thời gian và coi công việc là mối bận tâm hàng đầu, họ có thể đạt nhanh sự thăng tiến trong nghề nghiệp. Ngược lại cũng có những phụ nữ chỉ quan tâm đến gia đình, coi gia đình là toàn bộ cuộc sống, thậm chí hy sinh thời gian nghỉ ngơi, hy sinh sự nghiệp và cả nhan sắc cho tổ ấm của họ. Cả hai thái cực ấy đều khó lòng đạt được hạnh phúc trọn vẹn. Chìa khóa để thành công và hạnh phúc chính là tìm được sự cân bằng trong cuộc sống, nhưng không phải ai cũng dễ dàng làm được điều đó. Nguyên tắc chung của sự cân bằng ấy là không quan tâm thiên về phía nào, không theo chủ nghĩa công việc, cũng không hy sinh tất cả cho gia đình. Giống như một người gánh đòn gánh trên vai, hai gánh rất nặng mà vẫn bước đi thoăn thoắt, nhẹ nhàng. Để gánh được gánh nặng ấy một cách thăng bằng, cần có kiến thức để xử lý gánh nặng công việc và gánh nặng gia đình một cách hài hòa.
Một nghiên cứu đã đưa ra tư vấn về cách sử dụng thời gian của người biết cân bằng giữa công việc và gia đình là dành 30% thời gian để chăm sóc sức khỏe bản thân, 30% cho công việc, 30% cho gia đình và người thân. Nghĩa là mới hết 90%, do đó 10% còn lại dành cho giải trí, cho các mối quan tâm khác, cho thị hiếu thẩm mỹ, cho bạn bè, cho thư giãn,nghỉ ngơi, uống cà phê, hít thở không khí trong lành…, khi ấy họ mới thực sự trở thành người phụ nữ hạnh phúc và thành đạt.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ