Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chiếm dụng lòng sông Nhuệ đoạn qua xã Châu Can: Xử lý dứt điểm để thực hiện dự án

Kinhtedothi - Dự án (DA) cải tạo hệ thống thủy lợi sông Nhuệ đoạn qua xã Châu Can, huyện Phú Xuyên đã được Công ty Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Nhuệ (chủ đầu tư DA) triển khai thi công từ đầu năm 2016.

Tuy nhiên, DA đang bị chậm tiến độ bởi 12 hộ dân chưa chịu bàn giao mặt bằng.
Nhiều đoạn sông Nhuệ chảy qua các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên đã được cải tạo, nạo vét khơi thông dòng chảy, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Do các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền nên hàng nghìn hộ dân ven sông Nhuệ đã chấp hành thu dọn toàn bộ tài sản, công trình vi phạm trong lòng sông đi nơi khác. Tuy nhiên, khi chủ đầu tư DA triển khai đến đoạn xã Châu Can, huyện Phú Xuyên thì vấp phải sự phản đối của các hộ dân có công trình lều lán, ao cá, cây trồng đang tồn tại trong lòng sông Nhuệ.
 Một trong những công trình vi phạm trong lòng sông Nhuệ đoạn qua xã Châu Can.
Qua tìm hiểu được biết, khoảng những năm 1990, UBND xã Châu Can và các thôn đã tự ý ký hợp đồng cho 300 hộ dân thuê, thầu đất trong lòng sông Nhuệ để trồng rau. Trong đó có 24 hộ được cho thuê 66.000m2 đã trồng cây, đào ao thả cá, làm nhà tạm. Trước khi triển khai DA, UBND huyện và chủ đầu tư đã nhiều lần tuyên truyền, giải thích để các hộ hiểu DA này không được thực hiện bồi thường, thu hồi GPMB. Qua đó, đã có gần 300 hộ chấp hành thu dọn tài sản, bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, hiện còn 12 hộ có ao, lều lán, cây trồng đòi hỏi chủ đầu tư và UBND huyện hỗ trợ tiền thì mới hợp tác.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Thanh Nhã cho biết: “Việc quản lý hệ thống thủy lợi hiện nay được áp dụng theo Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, không áp dụng Luật Đê điều hoặc Luật Đất đai nên khi Nhà nước thực hiện DA, người sử dụng sẽ không được hỗ trợ GPMB. Theo đó, tất cả diện tích đất nằm trong lòng sông không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào ngoài phục vụ thủy lợi. Như vậy, việc xã Châu Can cho thuê thầu đất lòng sông thời gian qua là vi phạm”.
Liên quan đến nội dung này, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Trần Công Thành khẳng định: “Do UBND xã Châu Can buông lỏng quản lý đất đai, tự ý cho thuê thầu đất công trình thủy lợi trái quy định. Trách nhiệm này thuộc về UBND xã Châu Can. Để DA sớm hoàn thành, trước mắt, UBND xã cùng các phòng, ban chuyên môn và chủ đầu tư tiếp tục tuyên truyền để Nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật về sử dụng đất đai, bảo vệ công trình thủy lợi, tránh để đối tượng xấu lợi dụng gây mất ổn định tình hình địa phương. Đồng thời, thiết lập hồ sơ làm cơ sở để xử lý dứt điểm vi phạm, kể cả trường hợp nếu cần thiết phải tổ chức cưỡng chế”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ