Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chính sách đối ngoại của Việt Nam luôn ưu tiên cao Nhật Bản

Kinhtedothi - Trưa 1/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp và mời cơm thân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhân dịp sang thăm chính thức Việt Nam từ 30/4-1/5/2022.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Ảnh: TTXVN

Theo TTXVN, tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Thủ tướng Kishida Fumio đã sớm thăm Việt Nam, thể hiện tình cảm chân thành, sự coi trọng đối với Việt Nam và quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước.

Chủ tịch nước cảm ơn những đóng góp quan trọng của Thủ tướng Kishida vào sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trên nhiều cương vị khác nhau.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản thời gian qua, đặc biệt là tinh thần chia sẻ, đồng hành, hợp tác, cùng vượt qua khó khăn trong ứng phó với đại dịch Covid-19 và Nhật Bản luôn là đối tác hàng đầu của Việt Nam về thương mại, đầu tư, ODA, du lịch và lao động.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chung, Nhật Bản là đối tác chiến lược tin cậy, quan trọng hàng đầu và lâu dài, luôn có vị trí ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Phát huy thành quả đạt được của quan hệ của hai nước thời gian qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai nước tăng cường tin cậy chính trị, duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2023 xứng tầm quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng.

Chủ tịch nước mong muốn, hai bên đẩy mạnh hợp tác hiệu quả, thực chất về quốc phòng an ninh; kết nối hai nền kinh tế, tăng cường chuỗi cung ứng, mở rộng hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi số; tiếp tục hợp tác ODA thế hệ mới mang lại hiệu quả cao; tăng cường hợp tác y tế, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng xanh, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân hai nước.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng mời Nhà vua, Hoàng hậu và các thành viên Hoàng gia Nhật Bản thăm lại Việt Nam.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bày tỏ xúc động và cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, thân tình mà Nhà nước, Nhân dân Việt Nam dành cho đoàn; khẳng định Nhật Bản luôn coi trọng Việt Nam trong chính sách khu vực.

Tán thành các đề xuất hợp tác mà Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề cập, Thủ tướng Kishida Fumio mong muốn tăng cường hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, cùng đưa mối quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản phát triển lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả, hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản vào năm 2023.

Thủ tướng Kishida Fumio mời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm lại Nhật Bản vào năm 2023 nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực; trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như tình hình Biển Đông, Ukraine, ứng phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống và tăng cường liên kết khu vực.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
"Xương sống" ngành năng lượng tái tạo Việt Nam

"Xương sống" ngành năng lượng tái tạo Việt Nam

13/01/2025 | 14:27

Kinhtedothi - Sở hữu tiềm năng to lớn cả về điện gió, điện Mặt trời và cả điện sinh khối, Việt Nam được xem là “mỏ vàng” về năng lượng tái tạo. Ngành này đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong nước và trên khắp thế giới.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam thương vong bởi động đất ở Tây Tạng

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam thương vong bởi động đất ở Tây Tạng

09/01/2025 | 20:39

Kinhtedothi - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định chưa có ghi nhận nào về thương vong đối với công dân Việt Nam sau trận động đất tại Tây Tạng (Trung Quốc), song Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc vẫn tích cực theo dõi tình hình và sẵn sàng hỗ trợ nếu cần thiết.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ