Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chợ phiên miền núi giữa lòng TP Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Lần đầu tiên, chợ phiên văn hóa miền núi được tổ chức giữa lòng TP Quảng Ngãi đã mang đến những trải nghiệm phong phú, đặc sắc về văn hóa của đồng bào dân tộc H’rê.

Sáng 28/6, Khu dịch vụ trải nghiệm văn hóa Thành cổ Quảng Ngãi phối hợp cùng Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chợ phiên văn hóa miền núi với chủ đề: “Đặc sắc văn hóa dân tộc H’rê”.
Lần đầu tiên được tổ chức, chợ phiên văn hóa miền núi có chủ đề: Đặc sắc văn hóa dân tộc H’rê.
Chợ phiên trưng bày những sản phẩm của người H’rê như: Thổ cẩm Làng Teng, chiêng, trống và nhạc cụ khác… Đồng thời thu hút 30 gian hàng ẩm thực, sản vật địa phương từ miền núi đến miền biển với nhiều sản phẩm ẩm thực, sản vật địa phương, đồ chế tác - thủ công mỹ nghệ, làm gốm Sa Huỳnh, in tranh Đông Hồ, các trò chơi dân gian và các mặt hàng khác.
Một gian hàng bán đặc sản miền núi trong chợ phiên.
Được biết, đồng bào H’rê sinh sống tập trung nhiều ở địa bàn 2 huyện miền núi là Ba Tơ và Sơn Hà thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Nhưng chỉ duy nhất tại thôn làng Teng, xã Ba Thành, Ba Tơ là có nghề dệt thổ cẩm.
Bên bộ khung dệt giản dị, người phụ nữ làng Teng đã sáng tạo nên những thước vải thổ cẩm tinh xảo. Không chỉ là sản phẩm của sự khéo léo, thổ cẩm làng Teng còn chứa đựng những niềm tin, mỹ quan và cả lịch sử phong phú của người H'rê.
Hoa văn trên thổ cẩm làng Teng phản ánh sự ảnh hưởng và giao thoa lẫn nhau của các nền văn hóa. Những khối hình kỷ hà như họa tiết thổ cẩm Tây Nguyên, họa tiết răng lược quen thuộc trên trống đồng Đông Sơn, và cả những sóng nước đặc trưng của đồ gốm Chămpa, đều xuất hiện tại thổ cẩm của làng Teng.
 Du khách mua sắm ở gian hàng thổ cẩm làng Teng.
Tại chợ phiên còn có các hoạt động tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm của người H'rê, giao lưu với nghệ nhân dệt thổ cẩm và cơ hội trực tiếp trải nghiệm việc dệt vải dành cho khách tham quan.
Dịp này, các nghệ nhân đánh chiêng cũng trình diễn nhạc cụ dân tộc truyền thống, thể hiện các làn điệu ka lêu, ka chơi – dân ca của đồng bào H'rê và tổ chức trò chơi dân gian. 
 Các nghệ nhân giới thiệu về nhạc cụ truyền thống cho du khách.
Theo bà Huỳnh Thị Phương Hoa - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc là việc không đơn giản. Do đó, chợ phiên văn hóa miền núi về dân tộc H’re là một hoạt động sáng tạo và đầy ý nghĩa, góp phần đưa văn hóa miền núi đến gần với miền xuôi và du khách.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ