Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chủ động ứng phó khi hồ chứa xả lũ

Kinhtedothi - Diễn biến thiên tai năm 2017 đã khiến 4 hồ chứa thuộc hệ thống sông Hồng gồm: Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang và Thác Bà phải nhiều lần tiến hành xả lũ để bảo đảm an toàn công trình thủy điện. Sắp bước vào thời kỳ mùa lũ chính vụ, trong bối cảnh thiên tai ngày một bất thường, bảo đảm an toàn cho vùng hạ du khi xả lũ các hồ chứa trở thành vấn đề cấp thiết.

 Ảnh minh họa
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, năm 2017, tổng lượng dòng chảy về 4 hồ chứa kể trên tham gia cắt lũ trên lưu vực sông Hồng đều lớn hơn tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm. Điều này đã khiến nhiều khu vực vùng bãi, ven sông thuộc 13 tỉnh, TP lưu vực sông Hồng bị ảnh hưởng nặng nề. TP Hà Nội nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, canh tác rau màu, cây trồng cạn của người dân các địa phương ven sông như Ba Vì, Đan Phượng, Mê Linh, Gia Lâm, Long Biên bị thiệt hại khá nặng nề… 
Trong “năm thiên tai 2017”, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai (PCTT) đã phát đi 47 công điện chỉ đạo vận hành hồ chứa. Riêng hồ thủy điện Hòa Bình đã phải vận hành 4 đợt xả lũ với tổng thời gian là 40 ngày. Đặc biệt, trong đợt mưa lũ từ ngày 10 - 12/10/2017, Công ty Thủy điện Hòa Bình đã phải mở toàn bộ 8 cửa xả đáy với tổng lưu lượng xả về hạ du lên tới 16.520m3/s. Đây cũng là đợt xả lũ lớn nhất trong lịch sử của hồ Hòa Bình. Tại thời điểm này, Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT đã buộc phải ra lệnh tạm dừng phát điện Nhà máy thủy điện Sơn La để hạn chế lưu lượng nước về hồ Hòa Bình.

Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã xây dựng đề cương công tác tính toán điều hành liên hồ chứa với sự tham gia của 7 đơn vị gồm: Đại học Thủy lợi, Viện Cơ học, Viện Khoa học Thủy lợi, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Viện Quy hoạch thủy lợi, Trung tâm Động lực học thủy khí môi trường, và Trung tâm Chính sách và kỹ thuật phòng chống thiên tai. Đáng chú ý, để chủ động phương án xả lũ hồ chứa Hòa Bình, Bộ sẽ tổ chức diễn tập điều hành xả lũ khẩn cấp hồ Hòa Bình. Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT Trần Quang Hoài cho biết: Buổi diễn tập nhằm tăng tính chủ động và sự phối kết hợp trong chỉ đạo, điều hành xử lý các tình huống xả lũ khẩn cấp. Từ đó rút kinh nghiệm để hoàn thiện phương án chỉ huy nhằm đảm bảo tham mưu, điều hành kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả đối với hồ Hòa Bình nói riêng và liên hồ chứa hệ thống sông Hồng nói chung. Dự kiến, cuộc diễn tập sẽ được tổ chức vào giữa tháng 6/2018.

Để chủ động phương án bảo đảm an toàn cho vùng hạ du khi hồ chứa xả lũ, tuần qua, Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT cũng đã có công điện đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn của 13 tỉnh, TP lưu vực sông Hồng (bao gồm cả Hà Nội) tăng cường thông tin, tuyên truyền về thời gian mùa lũ và việc xả lũ hồ chứa đến các cấp chính quyền, người dân. Khẩn trương rà soát phương án phòng chống lũ, bảo đảm an toàn đê điều theo cấp báo động và bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu. Đồng thời, tổ chức giải tỏa các bến bãi trái phép gây cản trở dòng chảy trên sông…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ