Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Hà Nội sẽ tăng kinh phí thực hiện giảm nghèo

Kinhtedothi - Đây là khẳng định của Chủ tịch UBND TP Hà Nội trước Thủ tướng cũng như đại diện các bộ, ban, ngành khi nói về kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về giảm nghèo bền vững diễn ra vào sáng ngày 15/10, Ban Chỉ đạo Trợ giúp người nghèo TP Hà Nội cho biết, việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo TP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 của TP đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Không chỉ dựa vào chuẩn nghèo, cận nghèo của Chính phủ, TP đã ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo riêng để thực hiện tốt hơn công tác giảm nghèo trên địa bàn TP, tăng số người được hưởng thụ chính sách, phù hợp khả năng và nguồn lực của TP.
Cụ thể, giai đoạn 2011 - 2015, ngân sách TP đã bố trí: 1.064 tỷ đồng để mua thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo, người dân thuộc chương trình 135, đối tượng bảo trợ xã hội; Hơn 422 tỷ đồng ủy thác sang Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP để cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay; Trên 3.500 tỷ đồng thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng; Gần 72 tỷ đồng để hỗ trợ xây, sửa nhà ở cho hộ nghèo; Miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập trên 207 tỷ đồng; Bố trí hơn 1.276 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã miền núi, dân tộc.
Do đó trong 5 năm đã có 620.786 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn với số tiền trên 7.800 tỷ đồng; 58.927 lượt học sinh, sinh viên được vay số tiền hỗ trợ học tập gần 670 tỷ đồng và nhiều chương trình cho vay đối với hộ khó khăn khác. Gần 2 triệu lượt người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi trên 80 tuổi ... được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội được cấp thẻ BHYT, số tiền cấp thẻ từ ngân sách là hơn 1.088 tỷ đồng. Miễn, giảm học phí cho học sinh hộ nghèo với tổng số kinh phí 8,69 tỷ đồng.
Ngay từ năm 2011, TP đã thực hiện chủ trương hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, tới 2015 đã có hơn 336.000 lượt hộ nghèo thuộc diện này với số kinh phí trên 133 tỷ đồng. Đối với các hộ nghèo tại 15 xã miền núi, xã giữa sông, xã có điều kiện đặc biệt khó khăn hoặc hộ nghèo ở vùng nông thôn cũng đang hưởng hỗ trợ tiền điện với kinh phí gần 13 tỷ đồng.
Toàn TP hiện có trên 169.000 đối tượng BTXH đang hưởng trợ cấp hàng tháng, với mức 350.000 đồng/hệ số 1, tổng kinh phí trợ cấp hàng năm từ 800 tỷ - gần 1.000 tỷ đồng. Hàng năm TP cũng thực hiện chính sách riêng để trợ cấp cho 7.000 ngươi già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động với mức 350.000 đồng/người/tháng, trong 5 năm tổng số kinh phí thực hiện là trên 174 tỷ đồng. Việc tặng quà hộ nghèo dịp tết Nguyên đán cũng được quan tâm với hơn 622.000 lượt hộ thuộc diện này trong 5 năm cùng kinh phí thực hiện hơn 84 tỷ đồng.
Với việc thực hiện các chế độ, chính sách, giải pháp giảm nghèo đồng bộ, hiệu quả, trong giai đoạn 2011 - 2015, TP đã giảm được hơn 129.000 lượt hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 7,52% vào năm 2011 xuống còn 0,96% tại cuối năm 2015. Với kết quả này, TP đã hoàn thành trước 1 năm mục tiêu giảm nghèo của TP giai đoạn 2011 - 2015.
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn TƯ cũng giảm từ 4,6% vào đầu năm 2011 xuống còn dưới 0,27% tại cuối 2015. Như vậy Hà Nội là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp thứ 6 toàn quốc.
Đời sống của người dân cũng được cải thiện tích cực, năm 2015, thu nhập bình quân đầu người toàn TP tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010; Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân 5 năm ước tăng 9,23%, gấp 1,58 lần mức tăng bìn quân chung của cả nước. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân được cải thiện và tiếp tục nâng cao.
Ngoài ra, việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn, xã dân tộc, miền núi cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Có thể kể đến như hình thành một số mô hình sản xuất tập trung hiệu quả kinh tế cao, bước đầu hình thành một số vùng chăn nuôi tập trung, thực hiện được 202 công trình phát triển cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí lên đến 1.276 tỷ đồng, hơn 3.000 hộ đã thoát nghèo với thu nhập bình quân tăng 1,45 lần so với trước khi tham gia mô hình giảm nghèo ...
Cũng tại Hội nghị, khi nói về kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết trong thời gian tới Hà Nội vẫn tiếp tục coi công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng, được tập trung nguồn lực để triển khai. Từ nay tới 2020,Hà Nội sẽ giữ vững mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân dưới 1,5%, người đứng đầu UBND TP đưa ra cam kết với Thủ tướng về việc thực hiện mục tiêu được đặt ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bên vững giai đoạn 2016 - 2020.
Đồng thởi Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng chia sẻ thêm, trong giai đoạn 2011 - 2015, việc ủy thác ngân sách TP sang Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người nghèo vay đã phát huy hiệu quả tích cực. Trong giai đoạn 2016 - 2020, UBND TP sẽ tiếp tục bố trí thêm ngân sách để đẩy mạnh mô hình này, Chủ tịch tiếp tục khẳng định với Thủ tướng và đại diện các bộ, ban, ngành.
Kết quả công tác giảm nghèo 9 tháng đầu năm 2016 của TP Hà Nội:
Tính tới hết tháng 9/2016, toàn TP có 65.377 hộ nghèo, chiếm 3,64% tổng số hộ dân, 34.000 hộ cận nghèo, chiếm 1,89% tổng số hộ dân toàn TP. Khu vực nông thôn có 60.272 hộ nghèo, chiếm 3,64% tổng số hộ dân; Khu vực thành thị có 5.105 hộ nghèo, chiếm 0,71% tổng số hộ dân toàn TP.
Hiện tại, 2 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Ba Vì, huyện Ba Vì với 48,5% và xã An Phú, huyện Mỹ Đức ở mức 38,4%. 10 quận có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%, trong đó Cầu Giấy có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất với 0,12%. Các phường Nhật tân, Quảng An, Tứ Liên, Khương Mia và thị trận Sóc Sơn không còn hộ nghèo.
Chia sẻ
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ