Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chữa bệnh “lỗi thời” cho các khu công nghiệp

Kinhtedothi - Mặc dù có nhiều đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam, song hầu hết các khu công nghiệp “đời đầu” ở Việt Nam đều đã lỗi thời về phát triển bền vững, chưa tạo được sự cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường. 

Khu công nghiệp bền vững là đòi hỏi tất yếu

Theo số liệu của Bộ KH&ĐT, tính đến ngày 20/02/2024, cả nước đã có 418 khu công nghiệp (KCN) đã thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 129,9 nghìn ha. Mặc dù có nhiều đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam, song hầu hết các KCN “đời đầu” ở Việt Nam đều đã lỗi thời về phát triển bền vững, chưa tạo được sự cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường.

Một số vấn đề tồn tại hiện nay như: hệ thống xử lý nước thải chưa đồng bộ, ô nhiễm khí thải, ô nhiễm không khí, chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh, thiếu diện tích cây xanh... Nguyên nhân chính do quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp chưa đồng bộ, thiếu tính kết nối…

Hình minh họa

Theo đại diện Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT), số KCN đã đi vào hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung (HTXLNTTT) là 29 KCN. Nguyên nhân do tỷ lệ lấp đầy KCN thấp; chưa giải phóng được mặt bằng phần diện tích quy hoạch xây dựng HTXLNTTT hoặc chưa có nguồn vốn để đầu tư. Các KCN chưa xây dựng HTXLNTTT chủ yếu tại các địa phương có khó khăn về thu hút đầu tư và nguồn vốn ngân sách.

Ở góc độ doanh nghiệp, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn đầu tư Sao Đỏ Trần Thị Tố Loan chỉ ra, tại các KCN truyền thống thường tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế, mà không đặt nặng vấn đề bảo vệ môi trường hoặc phúc lợi xã hội. Năng lượng sử dụng thường phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch; xử lý chất thải theo cách phổ biến là chôn lấp hoặc đốt cháy không kiểm soát.

Trong khí đó, mô hình KCN bền vững được thiết kế và quản lý theo định hướng tích hợp mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội, nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Do đó, phát triển mô hình KCN bền vững đang là đòi hỏi tất yếu hiện nay.

Tuy nhiên, bà Trần Thị Tố Loan cho biết, việc chuyển đổi hay phát triển KCN bền vững đang gặp nhiều khó khăn, trước hết đến từ vấn đề nguồn vốn, tài chính. Các KCN phần lớn được phát triển theo giai đoạn cuốn chiếu. Do đó, đầu tư hệ thống các phân khu chức năng, hệ thống xử lý nước thải và hệ thống hoàn thiện điện nước cần nguồn vốn rất lớn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng vướng phải nhiều vấn đề liên quan đến các quy định pháp lý, do nhiều quy định chưa rõ ràng, gây cản trở cho KCN trong chuyển đổi mô hình.

Chỉ ra lỗ hổng pháp lý cản trở sự phát triển KCN bền vững, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến (Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội) cho rằng, tính pháp lý về quy định khung đối với khu KCN, Khu kinh tế (KKT) chưa cao. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của KCN, KKT chưa có sự thay đổi căn bản, mới “dừng lại” ở loại hình văn bản dưới luật. Trong khi đó, hoạt động của KCN, KKT liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như quy hoạch, đầu tư, doanh nghiệp, đất đai... Mặt khác, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thể thao, văn hóa, cơ sở giáo dục mầm non phục vụ người lao động làm việc trong các KCN, KKT chưa đủ sức hấp dẫn.

Không chỉ vậy, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến còn chỉ ra, chất lượng, hiệu quả quy hoach phát triển KCN, KKT chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCN cần có tầm nhìn tổng thể, dài hạn; đặt trong mối quan hệ tương quan với các ngành kinh tế khác, với sự phát triển vùng và với xã hội. Về quản lý, sử dụng đất chưa đặt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm nền tảng cho tất cả các nội dung quy hoạch khác, mà vẫn trên cơ sở quy hoạch ngành.

Gỡ vướng chuyển đổi mô hình

Phó Tổng Giám đốc KCN Việt Nam Trương Khắc Nguyên Minh cho rằng, để tận dụng cơ hội thu hút FDI, đẩy mạnh phát triển toàn ngành công nghiệp, đóng góp vào phát triển chung của quốc gia, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn nữa thể chế, chính sách; đồng thời điều chỉnh mục tiêu, định hướng phát KCN, KKT để thích ứng với bối cảnh mới.

“Mục tiêu xây dựng một KCN mà ở đó tất cả mọi người, từ các cá nhân làm việc và sinh hoạt trong KCN đến các doanh nghiệp đều có thể sống tốt, phát triển mà không làm hại đến môi trường, hành tinh và tương lai” – ông Trương Khắc Nguyện nhấn mạnh.

 

Mô hình KCN bền vững không thể được thực hiện bởi duy nhất mong muốn của nhà đầu tư phát triển hạ tầng, mà đòi hỏi sự hợp tác và cam kết từ tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động, vận hành trong KCN từ nhà máy sản xuất đến các công ty cung ứng dịch vụ KCN - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn đầu tư Sao Đỏ Trần Thị Tố Loan nêu quan điểm.

Hiến kế phát triển KCN bền vững, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng, cần hoàn thiện khung pháp lý, giải quyết các vướng mắc trong hoạt động đầu tư phát triển KCN, nhằm tạo khung pháp lý hoàn chỉnh, đầy đủ cho hoạt động đầu tư. Nâng cao nhận thức của các cơ quan Nhà nước các cấp về vai trò, vị trí của KCN trong quá trình công nghiệp hóa, phát triển kinh tế của đât nước.

Tăng cường phân cấp, ủy quyền quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực nhằm xây dựng Ban Quản lý KCN, KKT là cơ quan “đầu mối, tại chỗ” với quy trình thủ tục hành chính đơn giản; xây dựng và triển khai chính sách phát triển các KCN, KKT.

Song song với đó, cần có chính sách xây dựng luật điều chỉnh hoạt động của KCN, KKT và mô hình khác theo hướng xác định rõ trọng tâm phát triển và cơ chế, chính sách vượt trội về cơ sở hạ tầng, tiếp cận đất đai; thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, doanh nghiệp, xây dựng... Các thiết chế giải quyết tranh chấp và thực thi; quy định đảm bảo phát triển đồng bộ và bền vững về kinh tê – xã hội, môi trường.... phù hợp với đặc thù của từng mô hình, đảm bảo tính liên kết, đồng bộ với các khu vực khác.

Còn theo Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Khu kinh tế, Bộ KH&ĐT Vương Thị Minh Hiếu, vai trò của UBND các tỉnh trong việc hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào KCN, KKT là rất quan trọng. Đồng thời, ban quản lý các KCN, KKT tại các tỉnh thành phố cần hỗ trợ thực hiện giải pháp KCN sinh thái của. Ban quản lý có thể giao cho một đơn vị công lập thực hiện các chức năng xây dựng, cung cấp thông tin, kết nối, tư vấn quá trình triển khai thực hiện khu công nghiệp sinh thái.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng kinh doanh mới và bước chuyển mình cho doanh nghiệp Việt

Xu hướng kinh doanh mới và bước chuyển mình cho doanh nghiệp Việt

18/01/2025 | 10:26

Sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành bán lẻ với xu hướng đa kênh, thanh toán không tiền mặt và ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến. 59% nhà bán hàng rất lạc quan về tình hình kinh doanh năm 2025 và muốn mở rộng kinh doanh thay vì tiết kiệm chi phí.

Khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc

Khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc

09/01/2025 | 17:35

Kinhtedothi – Ngày 9/1, tại khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) Công ty J&T Express Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa J&T Express Hà Nội. Đây là trung tâm trung chuyển lớn nhất của đơn vị này tại khu vực miền Bắc.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ