Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chùm ảnh núi lửa Indonesia phun trào khiến 445 chuyến bay tại Bali bị đình chỉ

Kinhtedothi - Do núi lửa Agung bắt đầu phun trào, Chính phủ Indonesia đã đóng cửa sân bay chính trên đảo Bali hôm 27/11 khiến 445 chuyến bay - 196 chuyến quốc tế và 249 chuyến nội địa - phải đình chỉ lại và khoảng 59.000 hành khách bị ảnh hưởng.

Tổng thư ký Vận tải hàng không Indonesia Pramintohadi Sukarno cho biết, Chính phủ nước này đã đóng cửa sân bay chính trên đảo Bali trong ngày 27/11 khiến khoảng 59.000 du khách nước ngoài bị kẹt lại trên hòn đảo du lịch nổi tiếng này.

Lãnh đạo Sân bay Ngurah Rai cho biết khoảng 445 chuyến bay - 196 chuyến quốc tế và 249 chuyến nội địa - phải đình chỉ lại. Ảnh: Reuters 

Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của Cơ quan quản lý thiên tai Indonesia cho biết Sân bay quốc tế Ngurah Rai tại đảo Bali sẽ tạm thời đóng cửa đến 7 giờ sáng ngày thứ Tư.
Indonesia đã nâng cấp báo động nguy hiểm tại Bali lên mức cao nhất sau khi núi lửa Agung bắt đầu phun trào, phụt lên một cột khói cao tới 3km.
Cơ quan quản lý thiên tai Indonesia cho hay sẽ có khoảng 100.000 người được di tản khỏi vùng nguy hiểm xung quanh núi lửa Agung, trong đó có 40.000 người phải di tản ngay lập tức.
Trong một cuộc họp báo sớm ngày 28/11, cơ quan này đã yêu cầu mọi người trong khu vực bán kính 10km xung quanh núi Agung phải di dời ngay lập tức vì quá nguy hiểm.
Ngọn núi lửa khổng lồ đã phun một lượng lớn tro bụi vào khí quyển trong ngày 27/11 khiến sân bay chính của Bali là Ngurah Rai phải đóng cửa.
Theo lãnh đạo sân bay Ngurah Rai, tính đến chiều tối ngày 27/11, khoảng 445 chuyến bay (196 chuyến quốc tế và 249 chuyến nội địa) phải đình chỉ lại và khoảng 59.000 hành khách bị ảnh hưởng.
Thống đốc Bali Mangku Pastika cho hay là sân bay Ngurah Rai có thể sẽ bị đóng cửa trong thời gian hơn một ngày do tình hình vẫn còn quá nguy hiểm.
"Chúng tôi không rõ vụ đóng cửa này khi nào mới dừng. Chắc chắn sân bay bị đóng cửa ít nhất 24 giờ cho tới ngày mai, nhưng không có nghĩa là sau đó lệnh đóng cửa không được mở rộng", ông Pastika nói.
Theo Trung tâm hàng không của CAPA, sân bay tại đảo Bali có khoảng 2.600 chuyến bay quốc tế mỗi tuần.
Tính từ khi núi lửa Agung bắt đầu "thức giấc" hôm 21/11, khoảng 25.000 người sinh sống gần núi lửa đã phải đi sơ tán.

Lần cuối cùng núi lửa Agung phun trào vào năm 1963 đã giết chết hơn 1.000 người và nung chảy một vài ngôi làng quanh đó.

Indonesia nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo vỏ Trái Đất tiếp xúc kéo theo nhiều hoạt động địa chấn tại đây. Tại quốc đảo này vẫn có gần 130 núi lửa đang hoạt động. 

Dưới đây là những hình ảnh ghi lại hoạt động phun trào của núi lửa Agung:

 150.000 người đã được lệnh sơ tán khỏi khu vực ảnh hưởng. Ảnh: Reuters

 Cột khói do núi lửa phun trào được nhìn thấy tại bãi biển ở Amed, Bali. Ảnh: Reuters

 Cột khói làm ảnh hưởng đến các chuyến bay. Ảnh: Reuters 
 Núi lửa Agung thức giấc nhả khói bụi dày đặc lên không trung. Ảnh: Reuters
 Núi lửa Agung bắt đầu "tỉnh giấc" hôm 21/11. Ảnh: Reuters

 Khách du lịch tại nhà hàng trên bãi biển Jemeluk, Bali. Ảnh: Reuters

 Khoảng 100.000 người được di tản khỏi vùng nguy hiểm xung quanh núi lửa Agung. Ảnh: Reuters

 Cơ quan quản lý thảm họa Indonesia cho biết công tác sơ tán đang được diễn ra một cách trật tự và không gây hoảng loạn. Ảnh: Reuters
 Lần cuối cùng núi lửa Agung phun trào vào năm 1963 đã giết chết hơn 1.000 người. Ảnh: Reuters 
 Dòng nham thạch trong lòng núi lửa rực sáng về đêm. Ảnh: Reuters
 Thống đốc Bali đã nâng mức cảnh báo lên cao nhất và ra lệnh sơ tán 150.000 người dân. Ảnh: Reuters

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ