Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chung tay xây dựng nếp sống văn minh

Kinhtedothi - Thời gian qua, nhiều tổ chức, đoàn thể trên địa bàn Thủ đô đã có những cách làm sáng tạo trong gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp

Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của phụ nữ và tổ chức Hội trong xây dựng nếp sống người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nhiều năm qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội đã tập trung tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện văn hóa ứng xử.

Trong đó ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ, mô hình “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng” đã được Hội LHPN TP Hà Nội chỉ đạo triển khai thí điểm tại một số chợ trên địa bàn TP.

Mô hình “Chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm” tại chợ Thượng Thanh (Long Biên, Hà Nội). Ảnh: Trần Thảo

Đơn cử hiện nay, quận Long Biên có 26 chợ dân sinh đang hoạt động với 2.100 hộ kinh doanh, trong đó có 14 chợ được công nhận đạt tiêu chí “Chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm (ATTP)”; 26/26 chợ đã triển khai mô hình chợ thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo cán bộ Phòng Kinh tế quận Long Biên Uông Thị Tố Quyên, từ năm 2015, quận xây dựng mô hình chợ văn minh thương mại, đồng thời ban hành bộ tiêu chí về chợ văn minh thương mại, gồm các mục như bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, trật tự đô thị,  ATTP.

Mô hình này chủ yếu nhấn mạnh về vấn đề văn minh thương mại, giao tiếp của các hộ kinh doanh, tiểu thương trong chợ. Đến năm 2018, quận ban hành sửa đổi, bổ sung trong bộ tiêu chí chợ văn minh thương mại thành chợ văn minh thương mại, ATTP.

Để đạt chợ văn minh thương mại, ATTP, quận Long Biên đề ra bộ tiêu chí với các hộ kinh doanh thực phẩm trong chợ đều phải bảo đảm hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hàng rau phải có giá kệ, kê cao cách mặt đất 15cm. 100% hàng thịt có bàn bằng inox, thớt nhựa. Hàng thực phẩm chín phải có tủ kính bảo quản. Khu vực bán thịt thì người bán đội mũ đỏ, biển hiệu ngành hàng màu đỏ; khu vực bán rau người bán đội mũ, tạp dề xanh, biển hiệu ngành hàng màu xanh...

Bên cạnh đó, theo Trưởng ban Tuyên giáo Hội LHPN TP Hoàng Thu Hồng, Hội đã vận động hội viên, phụ nữ thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”; “Triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Thủ đô Trung hậu – Sáng tạo - Đảm đang – Thanh lịch giai đoạn 2022 – 2026” và Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” giai đoạn 2022 – 2026 gắn với tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh… Qua đó phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo, ý thức cán bộ, hội viên, phụ nữ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Thanh niên Thủ đô gìn giữ, phát triển văn hóa

Thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025”, Thành đoàn Hà Nội đã tham mưu, thực hiện các nội dung liên quan, gắn với 7 nhóm đề án, kế hoạch.

Trong đó, với đề án mã hóa các địa chỉ đỏ, theo Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Đức Tiến: 6 tháng đầu năm 2024, Thành đoàn Hà Nội đã mã hóa dữ liệu địa chỉ đỏ 150 điểm di tích, dự kiến đến cuối năm hoàn thành 230 di tích. Với giao diện hiện đại, dữ liệu không gian của các di tích dã dược số hóa đa dạng, giúp người dùng dễ tiếp cận và tìm hiểu về các di tích.

Công trình “Số hóa di tích lịch sử - Quảng bá du lịch quận Ba Đình”.

Về kế hoạch thanh niên Thủ đô tham gia quảng bá văn hóa, du lịch Thăng Long – Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội đã duy trì 6 đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ du lịch tại các di tích như: Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, các cụm di tích tại quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm.

Ngoài ra, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Đức Tiến cho biết thêm, từ đầu năm đến nay, thanh niên Thủ đô đã triển khai 580 công trình, trong đó phần lớn là các hoạt động về văn hóa như việc xây dựng thư viện, phòng đọc sách tại khu dân cư. Thành đoàn Hà Nội cũng đã phối hợp với Công an TP tập huấn cho thanh niên, tổ phản ứng nhanh tại cơ sở về PCCC, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.

Về công trình phân loại rác thân thiện, đến nay, 700 Liên đội khối tiểu học và THCS trên địa bàn TP đã thiết kế, chỉnh trang và sửa chữa công trình “Nhà phân loạt rác thân thiện” trong khuôn viên trường học…

Được biết, thời gian tới, cụ thể hóa thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nhiều tổ chức, đoàn thể sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình, nghiên cứu, chia sẻ cách làm hay của trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Hội LHPN TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội triển khai có hiệu quả phong trào xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu, sáng tạo, đảm đang, thanh lịch”, Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”.

Thành đoàn Hà Nội nghiên cứu, tìm tòi xây dựng những nội dung mới phù hợp tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời tiếp tục tham mưu phát huy có hiệu quả đề án mã hoá “Địa chỉ đỏ” gắn với kỳ vọng trong tương lai sẽ là công cụ trực quan hỗ trợ giảng dạy môn lịch sử tại các trường THPT, THCS trên địa bàn TP.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ