Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Có 91 ứng viên nữ đủ tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2022

Kinhtedothi- Trong 383 ứng viên đủ tiêu chuẩn công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2022 được Hội đồng giáo sư Nhà nước thông qua thì có 91 ứng viên nữ, trong đó có 2 ứng viên giáo sư và 89 ứng viên phó giáo sư.

Các thành viên HĐGSNN nhiệm kỳ 2018-2023 tại phiên họp lần thứ X

Ngành/liên ngành có nhiều ứng viên nữ nhất là liên ngành Hóa học- Công nghệ thực phẩm với 16 ứng viên; tiếp đó là các ngành: Giáo dục học; Kinh tế với 11 ứng viên; ngành Y học với 9 ứng viên; liên ngành Chăn nuôi- Thú y- Thủy sản với 8 ứng viên.

Ngoài ra, ngành Sinh học; Vật lý có 5 ứng viên; liên ngành Nông nghiệp- Lâm nghiệp; Khoa học Mỏ- Trái đất đều có 4 ứng viên. Các ngành/liên ngành: Văn học; Văn hóa- Nghệ thuật- Thể dục thể thao; Thủy lợi; Luật học; Điện- Điện tử- Tự động hóa; Dược học đều có 2 ứng viên. Ngành/liên ngành: Xây dựng- Kiến trúc; Triết học- Xã hội học- Chính trị học; Sử học- Khảo cổ học- Dân tộc học; Ngôn ngữ học; Công nghệ thông tin; Toán học đều có duy nhất 1 ứng viên. Các ngành/liên ngành không có ứng viên nữ nào là: Luyện kim; Giao thông vận tải; Cơ khí- Động lực và Cơ học. (Xem danh sách TẠI ĐÂY)

2 nữ ứng viên đủ tiêu chuẩn chức danh giáo sư là bà Trần Thị Thanh Hiền (sinh năm 1965) và bà Đặng Thị Hoàng Oanh (sinh năm 1969). Cả hai đều công tác tại ĐH Cần Thơ với chuyên ngành Thủy sản.

Bà Trần Thị Thanh Hiền (sinh năm 1965)- một trong hai nữ ứng viên đạt tiêu chuẩn công nhận chức danh giáo sư năm 2022
Bà Trần Thị Thanh Hiền (sinh năm 1965)- một trong hai nữ ứng viên đạt tiêu chuẩn công nhận chức danh giáo sư năm 2022 (Ảnh: TTXVN)

Trần Thị Thanh Hiền quê ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Bà được cấp bằng thạc sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản vào ngày 19/1/1999 và bằng tiến sĩ ngành Nông nghiệp vào ngày 27/6/2004, đều tại trường ĐH Thủy sản. Đến ngày 18/11/2009, bà được công nhận chức danh phó giáo sư ngành Thủy sản.

Bà Trần Thị Thanh Hiền từng đảm nhiệm qua các chức vụ: Trưởng bộ môn tại Khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ (từ tháng 10/2002 đến tháng 3/2005); Phó trưởng Khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ (từ tháng 4/2005 đến tháng 6/2012); Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ (từ tháng 7/2012 đến tháng 11/2020). Bà hiện là giảng viên cao cấp tại Khoa Thủy sản, trường ĐH Cần Thơ.

Đặng Thị Hoàng Oanh quê ở huyện Thới Lai, tỉnh Cần Thơ. Bà học thạc sĩ ngành Khoa học biển tại ĐH Aarhus, Vương quốc Đan Mạch; được cấp bằng thạc sĩ ngày 28/1/1999. Sau đó, bà học tiến sĩ ngành Vi sinh vật và ký sinh trùng học tại ĐH Queensland, Australia và được cấp bằng tiến sĩ ngày 25/11/2008. Ngày 10/11/2011, bà được công nhận chức danh phó giáo sư ngành Thủy sản. Từ tháng 4 năm 2007 đến nay, bà Đặng Thị Hoàng Oanh là giảng viên tại Khoa Thủy sản, trường ĐH Cần Thơ; từng là Phó trưởng bộ môn, Trưởng bộ môn trong Khoa Thủy sản.

Trong số 89 nữ ứng viên được Hội đồng giáo sư Nhà nước thông qua có 3 nữ ứng viên phó giáo sư cùng sinh năm 1986- là những nữ ứng viên trẻ nhất. Đó là bà: Trần Nguyễn Phương Lan (ngành Hóa học), Nguyễn Thị Thu Hà (ngành Hóa học) và Vũ Bích Ngọc (ngành Sinh học).

Trần Nguyễn Phương Lan quê ở TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Năm 2008, bà tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ Hóa học tại trường ĐH Cần Thơ; sau đó làm nhân viên kiểm soát chất lượng tại Nhà máy Sữa Sài Gòn. Từ tháng 7/2009, bà công tác tại trường ĐH Cần Thơ với vai trò giảng viên Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí, Khoa Công nghệ. Năm 2011, bà Lan học thạc sĩ tại trường ĐH Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Đài Loan; sau đó chuyển tiếp chương trình tiến sĩ vào tháng 9/2012 cũng tại trường này. Đến năm 2015, bà được cấp bằng tiến sĩ ngành Kỹ thuật Hóa học. Khi về nước, từ tháng 9/2016 tới nay, bà Lan tiếp tục công việc giảng viên Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí, Khoa Công nghệ, trường ĐH Cần Thơ.

Nguyễn Thị Thu Hà quê ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Bà tốt nghiệp cử nhân ngành Hóa học tại trường ĐH Công nghệ Hóa học Quốc gia Ivanovo, Liên bang Nga. Tới năm 2011, bà được trường ĐH Công nghệ Hóa học Quốc gia Ivanovo cấp bằng thạc sĩ Hóa học. Năm 2014, bà Hà được Bộ Giáo dục và Khoa học, Liên bang Nga trao bằng tiến sĩ ngành Hóa học; chuyên ngành Hóa lý. Từ tháng 1/2016 đến nay, bà là giảng viên Khoa Hóa học, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, sinh năm 1986- một trong ba ứng viên đủ tiêu chuẩn công nhận chức danh phó giáo sư trẻ nhất năm 2022
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, sinh năm 1986- một trong ba ứng viên đủ tiêu chuẩn công nhận chức danh phó giáo sư trẻ nhất năm 2022 (Ảnh: FBNT)

Vũ Bích Ngọc quê ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Năm 2008, bà tốt nghiệp cử nhân ngành Sinh học, chuyên ngành Sinh lý học người và động vật tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Đến năm 2012, bà được trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh cấp bằng thạc sĩ ngành Sinh học, chuyên ngành Sinh học thực nghiệm hướng sinh lý động vật. Năm 2017, bà nhận bằng tiến sĩ Sinh học cũng tại trường này. Từ tháng 7 năm 2019 đến nay, bà Ngọc là nghiên cứu viên, Trưởng phòng Trung tâm đổi mới sáng tạo và sản xuất thực nghiệm của Viện Tế bào gốc; giảng viên thỉnh giảng tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ