Kinhtedothi – Theo Bộ LĐTB&XH, việc xem xét, quyết định có giải quyết truy lĩnh trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hay không thuộc thẩm quyền của cơ quan chi trả trợ cấp, trên cơ sở kết quả kiểm tra, xác minh và cân nhắc nhiều yếu tố.
Câu hỏi:
“Bác tôi nhập ngũ năm 1960, bị thương năm 1967. Năm 1968, bác được giám định thương tật, tỷ lệ 21% và nhận trợ cấp từ năm 1969 nhưng đến năm 1980 thì bị cắt trợ cấp do sai tên trong các giấy tờ. Đến năm 1994, bác được cấp Thẻ thương binh; năm 2023 được đính chính giấy tờ và cấp lại Thẻ thương binh. Vậy, bác tôi có được truy lĩnh trợ cấp thương tật từ năm 1980 đến nay không?” - ông Nguyễn Văn Vũ (Nghệ An)
Bộ LĐTB&XH trả lời:
Trong hơn 70 năm thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thông qua hoạt động công vụ của các cơ quan có thẩm quyền, có nhiều trường hợp bị cắt chế độ trợ cấp và nhiều trường hợp được hưởng lại trợ cấp sau nhiều năm gián đoạn.
Pháp lệnh ưu đãi người có công hiện hành không quy định cụ thể trường hợp nào được truy lĩnh và trường hợp nào không được truy lĩnh.
Việc xem xét, quyết định có giải quyết truy lĩnh hay không thuộc thẩm quyền của cơ quan chi trả trợ cấp, trên cơ sở kết quả kiểm tra, xác minh và cân nhắc nhiều yếu tố như: nguyên nhân, lỗi (do cơ quan Nhà nước hay do đối tượng), thời hiệu khiếu nại...
Do đó, đối với các trường hợp thắc mắc về truy lĩnh trợ cấp ưu đãi người có công nói chung, đề nghị ông liên hệ cơ quan chi trả chế độ để được trả lời cụ thể.
Bộ LĐTB&XH cũng thông tin về việc Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, trường hợp thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì thân nhân, bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học, hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Khi thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% chết thì thân nhân (trường hợp là vợ hoặc chồng thì phải đủ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động) được hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng.
Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đề xuất chính sách hỗ trợ hàng tháng người có công với cách mạng và thân nhân người có công bằng 0,5 lần mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công theo Nghị định của Chính phủ quy định, tương ứng với 1.389.500 đồng/tháng.
Kinhtedothi – Toàn TP Hà Nội có gần 79.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công được chi trả trợ cấp trên 1.727 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm 2024.
Kinhtedothi – Bộ LĐTB&XH đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; trong đó có nội dung người được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ; thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh chết trước 1/1/2013.
Kinhtedothi - Chiều 13/1, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị TP Hà Nội giai đoạn đến năm 2035. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn chủ trì hội nghị.
Kinhtedothi - Nhờ vào việc chăm sóc và kinh doanh cá bette, anh Võ Thanh Hải (28 tuổi, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) trở thành chủ trại cá có tiếng, thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Kinhtedothi - Ô tô mất lái gây tai nạn liên hoàn; Tai nạn giao thông gần cầu Nhật Tân khiến 3 người tử vong; Ô tô Mercedes bất ngờ lao thẳng xuống biển... là những tin tức tai nạn giao thông đáng chú ý ngày hôm nay 13/1/2025.
Kinhtedothi - Chiều 18/1, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ)TP Hà Nội Nguyễn Huy Khánh đến thăm, tặng quà Tết cho người lao động khó khăn của Công ty Cổ phần Giầy Ngọc Hà, Công ty Cổ phần Kim khí Thăng Long.
Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...
Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Kinhtedothi - Ngày 11/1, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ tổ chức Chương trình Tết Sum vầy – Xuân ơn Đảng và Chợ tết công đoàn năm 2025.
Kinhtedothi – Tổng kinh phí chi cho công tác ưu đãi người có công của TP Hà Nội là 2.521 tỷ đồng, trong đó trên 78.000 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 2.169 tỷ đồng.
Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.
Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.
Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.
Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 461/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Đan Phượng.
Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.