Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam - Turkmenistan hợp tác, đầu tư

Kinhtedothi - Sáng 29/6, Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Ngoại giao Turkmenistan, Liên đoàn các nhà Công nghiệp và Doanh nghiệp Turkmenistan tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Turkmenistan. 

Sự kiện nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Turkmenistan, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vepa Hajiyev, cùng đoàn hơn 30 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Xây dựng, vật liệu xây dựng, vận tải, hóa chất và thực phẩm… sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 27/6 - 1/7/2022.

Các đại biểu chia sẻ tại sự kiện.

Diễn đàn là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai bên cập nhật thông tin thị trường, tìm hiểu môi trường đầu tư và kinh doanh. Doanh nghiệp Việt Nam được gặp gỡ trực tiếp hơn 30 doanh nghiệp hàng đầu của Turkmenistan hoạt động trong các lĩnh vực: xây dựng, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, vận tải và giao nhận hóa chất, tài chính - ngân hàng, xuất nhập khẩu thực phẩm… nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư - kinh doanh trong thời gian tới.

Thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992 đến nay, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Turkmenistan phát triển tốt đẹp trong suốt 30 năm qua. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Turkmenistan năm 2021 đạt 0,56 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Turkmenistan đạt 0,46 triệu USD, tăng 40,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu từ Turkmenistan về Việt Nam đạt 0,1 triệu USD, giảm 76,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa, số liệu thương mại hiện nay chưa phản ánh được tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thương mại. Vì thế diễn đàn hôm nay sẽ là cơ hội để hai bên để tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh trong thời gian tới:

Thực tế trong thời gian vừa qua, có rất ít hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức giữa hai quốc gia do cộng động doanh nghiệp hai nước còn ít có hiểu biết về thị trường của nhau, hoạt động vận chuyển hàng hóa, thanh toán còn nhiều khó khăn, sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực...

Do đó để góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Turkmenistan trong thời gian tới, các ý kiến tại toạ đàm cho rằng, hai bên tiếp tục phối hợp, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để hỗ trợ cho hợp tác kinh tế - thương mại song phương: Tiến hành ký kết các hiệp định trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật, động vật, công nhận lẫn nhau về chứng nhận chất lượng sản phẩm…; Tăng cường trao đổi thông tin về thị trường, doanh nghiệp, hàng hóa, cơ hội hợp tác kinh doanh - đầu tư song phương để cung cấp cho các doanh nghiệp hai nước;

Nghiên cứu khả năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực dầu khí; Xem xét tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang khảo sát thị trường, tham dự các Hội chợ chuyên ngành tại Turkmenistan để giới thiệu hàng hóa, sản phẩm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Turkmenistan Vepa Hajiyev kỳ vọng, sự kiện hôm nay sẽ là dấu mốc mới cho sự phát triển hợp tác thương mại giữa hai nước trong thời gian tới. "Chúng ta cần tăng cường những nỗ lực chung để phát triển vai trò của cộng đồng doanh nghiệp hai nước trong đó cần phải tính đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ" - Ngài Vepa Hajiyev nói.

Theo đó, cần phải thiết lập các hình thức hợp tác đa dạng trong các phân khúc như sản xuất hàng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và các lĩnh vực khác… Mong rằng, sau diễn đàn hai bên sẽ có mối liên hệ hợp tác cùng có lợi.

Tại diễn đàn, Công ty Yokary tilsimatlar merkezi và FPT Software ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong hệ thống kỹ thuật số; LIBS Software và Công ty "Emel san” ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong hệ thống kỹ thuật số; Công ty Savvycom JSC và Công ty Milli ulgam ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược trong việc phát triển các giải pháp CNTT và bảo mật; Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa và Chủ tịch Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Turkmenistan Dovran Hudayberdiyevn ký kết Ý định thư về việc hợp tác hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp hai bên.

 

Năm 2021 Việt Nam có quy mô GDP 368 tỷ USD, lớn thứ 41 thế giới, quy mô xuất nhập khẩu 668 tỷ USD, lớn thứ 20 thế giới. Dự báo trong 10 năm tới, GDP Việt Nam sẽ vượt trên 1.000 tỷ USD. Việt Nam có môi trường đầu tư, kinh doanh mở hàng đầu thế giới, với 17 Hiệp định thương mại tự do FTAs đã được ký kết. Đến nay, đã có các doanh nghiệp đến từ 139 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư trên 420 tỷ USD vào Việt Nam.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng kinh doanh mới và bước chuyển mình cho doanh nghiệp Việt

Xu hướng kinh doanh mới và bước chuyển mình cho doanh nghiệp Việt

18/01/2025 | 10:26

Sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành bán lẻ với xu hướng đa kênh, thanh toán không tiền mặt và ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến. 59% nhà bán hàng rất lạc quan về tình hình kinh doanh năm 2025 và muốn mở rộng kinh doanh thay vì tiết kiệm chi phí.

Khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc

Khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc

09/01/2025 | 17:35

Kinhtedothi – Ngày 9/1, tại khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) Công ty J&T Express Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa J&T Express Hà Nội. Đây là trung tâm trung chuyển lớn nhất của đơn vị này tại khu vực miền Bắc.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ