Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Công an vào cuộc vụ cháu bé 18 tháng tuổi trần truồng, bị đưa đi khắp nơi mưu sinh

Kinhtedothi - Hình ảnh cháu bé 18 tháng tuổi trần truồng, ngồi trong thùng xốp giữa cái nắng như thiêu đốt trên phố Ô Quan Chưởng trưa 2/6 khiến ai nấy xót xa.

Xót thương cháu bé ngồi trong thùng xốp giữa trưa nắng
Bé trai có nước da ngăm đen do phơi nắng quá nhiều, bị một người đàn ông lớn tuổi tha lôi đi hết phố này đến phố khác để bán thẻ cào điện thoại. Trên chiếc xe gắn máy ba bánh cũ kỹ có bao nhiêu dây dợ lỉnh kỉnh; giữa những thứ đồ đồng nát có một thùng xốp trắng đựng nước và cháu bé được đặt ngồi vào trong. Hai ông cháu và chiếc xe gắn máy ấy dừng ngay ven phố Ô Quan Chưởng, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Trên chiếc xe gắn máy của hai ông cháu còn có tấm biển ghi dòng chữ: “Cháu 0 có bố mẹ. Cảm ơn cô bác thương cháu...”. Ai nấy đọc và xem được những hình ảnh này trên mạng xã hội đúng vào dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6 càng cảm thấy xót xa hơn cho số phận của em bé.
Theo tìm hiểu của báo chí, người đàn ông trong bức ảnh có tên Lê Thanh Toàn (sinh năm 1960), có địa chỉ ở thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Cháu bé ngồi trong thùng xốp giữa trưa nắng tên là V.Đ.T. (sinh năm 2018).

Xót thương cháu bé ngồi trong thùng xốp giữa trưa nắng trên đường phố Hà Nội.

Ông Toàn cho biết, cháu bé không phải là con ruột của ông. Chị Vũ Thị Loan (sinh năm 1983, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) khi về chung sống với ông đã mang bầu cháu T. Hai người cùng nuôi T. đến khi được 1 tuổi thì chị Loan bị bắt vì liên quan tới mua bán ma túy.
Kể từ khi đó, mùa Đông cũng như mùa Hè, hàng ngày vào các buổi sáng, ông Toàn cho cháu T. vào thùng xốp đặt lên chiếc xe gắn máy đi khắp các phố cổ Hà Nội (Ô Quan Chưởng, Hàng Mã...), chợ Đồng Xuân... để bán thẻ cào điện thoại. Hai con người đó sống bằng phần quà, miếng bánh, đồng tiền của những người hảo tâm. Đến khi tối mịt, họ mới trở về nhà ở thị trấn Yên Viên (Gia Lâm) để ngủ.
Giải thích về việc không mặc quần áo cho cháu bé, ông Toàn cho biết: T. có nhiều quần áo nhưng bị viêm da, mặc vào người hay bị nổi mụn. Vì thế, trời mùa Hè ông Toàn để cháu T. trần truồng; đặt trong thùng xốp có chứa nước. Lúc nào T. nóng quá, ông Toàn lấy chai nước dội lên người cháu.
Đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho cháu bé
Chiều 2/6, trả lời phóng viên Kinh tế & Đô thị, bà Đỗ Thị Hải Đường - Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới (Sở LĐTB&XH Hà Nội) cho biết: Ngay sau khi nắm được thông tin, chúng tôi đã yêu cầu huyện Gia Lâm báo cáo tình hình vụ việc. Được biết, thời gian vừa rồi, chính quyền địa phương đã đến nhà ông Toàn vận động cho em bé đi nhà trẻ ngay bên cạnh, không mất phí. Tuy nhiên, ông Toàn không đồng ý và việc này đã được báo cáo lên huyện Gia Lâm.
“Bây giờ không còn là thời điểm vận động nữa, vì ông ấy đã vi phạm quy định trong Luật Trẻ em. Chúng tôi đã có trao đổi với quận Hoàn Kiếm để phối hợp với huyện Gia Lâm giải quyết đưa em bé vào một chỗ tốt nhất. Nhưng, không có gì tốt bằng khi em bé được ở với gia đình mình. Nếu không, sẽ đưa em bé vào trung tâm bảo trợ của TP Hà Nội chăm sóc” - bà Hải Đường thông tin thêm.
Lúc nào T. nóng quá, ông Toàn lấy chai nước dội lên người cháu.
Phó Trưởng phòng LĐTB&XH quận Hoàn Kiếm Phạm Thu Hà cho biết, hiện tại công an phường Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) đang phối hợp với công an thị trấn Yên Viên (huyện Gia Lâm) để đưa ông Toàn và cháu V. về nơi cư trú. Huyện Gia Lâm sẽ xác minh nhân thân của cháu bé. Nếu tìm được gia đình thì sẽ giao lại cháu bé, nếu không sẽ đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng.
Chiều cùng ngày, Phó Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Gia Lâm Nguyễn Thu Giang cho biết: Huyện Gia Lâm sẽ phối hợp với quận Hoàn Kiếm để xác minh một lần nữa, và ưu tiên giải quyết dứt điểm tình trạng cháu bé hàng ngày bị người đàn ông đưa đi bán hàng. Trong hôm nay, thị trấn Yên Viên sẽ có văn bản chính thức báo cáo với huyện Gia Lâm về tình hình cụ thể.
Được biết, vài hôm trước, các ngành chức năng thị trấn Yên Viên đã vào làm việc cùng gia đình ông Toàn về vụ việc này. Về hướng tới đây em bé ở đâu, thị trấn Yên Viên sẽ phải làm việc cụ thể với gia đình cháu bé xem ý kiến họ thế nào.
“Chúng tôi muốn ưu tiên cho em bé được chăm sóc tại gia đình. Chúng tôi sẽ phối hợp để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho cháu bé” - bà Thu Giang nhấn mạnh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ