Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

COVAX giảm 30% mục tiêu phân phối vaccine cho nước nghèo

Kinhtedothi - Các tổ chức điều hành chương trình COVAX cho biết, nguồn vaccine Covid-19 chia sẻ cho những nước nghèo trong năm nay chỉ đạt 1,425 tỷ liều, giảm 30% so với mục tiêu 2 tỷ.

Ngày 8/9, người đứng đầu Liên minh Vaccine GAVI, tổ chức tài trợ cho chương trình COVAX cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ​​và Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), đã kêu gọi các nước giàu chia sẻ thêm nhiều vaccine.
 COVAX cắt giảm mục tiêu phân phối vaccine trong năm 2021. Ảnh: UNICEF

''Mục tiêu cung cấp 2 tỷ liều vaccine Covid-19 cho các nước nghèo sẽ bị cắt giảm 30% so với mục tiêu 2 tỷ liều, xuống còn 1,425 tỷ liều trong năm nay'', theo thông cáo chung được Liên minh Vaccine Gavi, WHO, UNICEF và CEPI công bố ngày 8/9.
Các tổ chức cho biết, quyết định cắt giảm bắt nguồn từ nhiều yếu tố, gồm hạn chế xuất khẩu vaccine của Viện Huyết thanh Ấn Độ - một trong những nhà cung cấp chính. Bên cạnh đó, các vấn đề sản xuất của hãng Johnson & Johnson và AstraZeneca, cũng như chậm trễ phê duyệt vaccine mới do Novavax (Mỹ) và Clover Biopharmaceuticals (Trung Quốc) phát triển cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn cung.
"Đây là điều rất tồi tệ đối với toàn thế giới bởi chúng ta đã thấy những hậu quả khủng khiếp xảy ra khi virus lây lan không kiểm soát", Giám đốc điều hành GAVI Seth Berkley nói tại cuộc họp báo hôm 8/9.
Tuyên bố chung cho biết mục tiêu 2 tỷ liều dự kiến đạt được vào quý I/2022. WHO cũng kêu gọi các nước không triển khai kế hoạch tiêm tăng cường trước cuối năm nay, để dành nguồn vaccine cho những người chưa được tiêm liều đầu tiên.
Hiện thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 221 triệu ca nhiễm Covid-19 và 4,76 triệu người đã tử vong, theo thống kê của Reuters.
Ông Berkley nhận định các quốc gia đã đáp ứng nhu cầu trong nước nên giảm khối lượng dự trữ.
Một số quốc gia giàu có đang lên kế hoạch tiêm mũi vaccine thứ 3, do lo ngại khả năng bảo vệ sau 2 mũi tiêm suy giảm. Tuy nhiên, ông Berkley nhấn mạnh chưa có chứng thực khoa học nào về việc cần thực hiện rộng rãi mũi vaccine tăng cường. “Nếu có nguồn cung cấp vaccine không giới hạn, chúng ta có thể sử dụng chúng trong các mô hình thử nghiệm, nhưng tôi nghĩ ngay bây giờ chúng ta nên tập trung vào khu vực cần thiết”, ông Berkley nhấn mạnh.
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ