Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cung đường “Nhớ mùa Thu Hà Nội” rực rỡ ở phố đi bộ Trịnh Công Sơn

Kinhtedothi - Phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang được trang hoàng rực rỡ, thay đổi diện mạo, mở cửa đón khách vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Là không gian đi bộ thứ hai ở Hà Nội, tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn đi vào hoạt động từ tháng 5/2018. Phố dài 900m nằm liền kề khu đầm sen, công viên nước Hồ Tây, không gian đi bộ còn bao gồm một phần ngõ 431 Âu Cơ, ngõ 612 Lạc Long Quân.
Nhằm chào mừng dịp lễ 30/4 và 1/5, phố đi bộ Trịnh Công Sơn đang được chỉnh trang, trang trí phục vụ tổ chức hoạt động không gian biểu diễn nghệ thuật và ẩm thực đường phố trên tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn.
Một đoạn đường mới khang trang với hai hàng lan can trắng nối phố đi bộ Trịnh Công Sơn xuyên qua khu đầm sen tới gần phía cổng thung lũng hoa Hồ Tây mới được hoàn thành. Một cổng chào uốn vòng cung hình trái tim được kết bằng các chậu hoa dạ yến thảo. Hai đoạn đường được chăng đèn và trang trí mái che bằng hàng chục chiếc ô màu sắc tươi vui.
Hai bên đường đang được gấp rút trang trí hoa tươi và đèn led. Có khoảng 80.000 bóng led được trang trí ở tất cả các cây trên phố đi bộ nhằm tạo không gian huyền ảo khi màn đêm buông xuống.
Các công nhân đang gấp rút lắp đặt chậu hoa tươi ở khu vực hồ điều hoà của tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn.
Những tiểu cảnh, chậu hoa tươi được trang trí dọc 2 bên tuyến phố.
Vỉa hè trong khuôn viên phố đi bộ được quét sơn nhiều màu sắc.
Phố đi bộ Trịnh Công Sơn nối liền với "con đường tình yêu” nằm ngay cạnh hồ sen đẹp nhất hồ Tây. Mùa hè sen nở nơi đây thu hút hàng trăm du khách mỗi ngày. "Con đường tình yêu" có bề ngang 13,5m và nằm trong dự án khu phố đi bộ Trịnh Công Sơn.
Tuyến phố được cải tạo diện mạo được gần một tuần qua, hiện vẫn trong quá trình hoàn thiện. Trước đây tuyến phố không có nhiều tiểu cảnh, bồn hoa trang trí, lượng khách đến cũng ít hơn nhiều lần so với phố đi bộ hồ Gươm.
Đặc biệt trong dịp này, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt do họa sĩ Nguyễn Thu Thủy và các cộng sự Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội  đã hoàn thành trong 5 ngày. Đó là đoạn đường nghệ thuật dài 50m, ngang 14m nằm giữa hai hồ nước trên phố Trịnh Công Sơn.
Lấy cảm hứng từ bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội “ của  nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Thu Thủy đã thiết kế cung đường nghệ thuật  thành một bức tranh với những đường sóng uốn mềm mại được thể hiện bằng 4 màu chủ đạo của mùa thu là vàng, cam, trắng và nâu tím.
Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy chia sẻ: “Chúng tôi muốn mang  tinh thần lãng mạn của âm hưởng nhạc Trịnh để phủ lên đoạn đường nghệ thuật. 4 tones màu mà tôi sử dụng chính là những tones màu mà nhạc sỹ Trịnh Công Sơn nhắc đến trong bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội của ông: Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, mái ngói thâm nâu…”.
 
Đồng thời, tình yêu đối với nhạc Trịnh được họa sĩ Thu Thủy thiết kế thành hình cây đàn guitar cách điệu với hàng chữ ký rất bay bổng của ông và tên bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội”  đặt trên những đường cong lượn sóng 3D thể hiện những sóng nhạc dạt dào cảm xúc của tinh thần Nhạc Trịnh.
Nhiều sáng tạo đã mang đến diện mạo mới cho không gian tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn hứa hẹn sẽ là địa điểm hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật và ẩm thực mới sôi động thu hút đông đảo các bạn trẻ, nhân dân thủ đô và du khách.
Hà Nội chuẩn bị đưa vào hoạt động phố đi bộ thứ 4

Hà Nội chuẩn bị đưa vào hoạt động phố đi bộ thứ 4

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

17/01/2025 | 21:55

Hơn 20 năm không ngừng sáng tạo và đổi mới, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật sơn mài truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề Thủ đô. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng rắn độc đáo với nhiều hình thái khác nhau.

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

16/01/2025 | 17:39

Kinhtedothi - Từ ngày 18/1, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa như phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm diễn ra các chương trình trải nghiệm “Tết truyền thống” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

27/12/2024 | 11:58

Kinhtedothi - Sáng 27/12, UBND quận Ba Đình tổ chức tổng kết thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

23/12/2024 | 21:31

Kinhtedothi - Trong nhịp sống hối hả của thời đại, việc giữ gìn sự sạch sẽ và văn minh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là thước đo văn hóa của cả cộng đồng. Thế nhưng, xả rác bừa bãi tưởng chừng như nhỏ nhặt lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối.

Tin tài trợ